Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ cần phải “đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”. Trước đó, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Từ những biện pháp của “chiến lược ngăn chặn”…
Chiến
lược "diễn biến hòa bình” ra đời vào thời kỳ chiến tranh lạnh trong bối
cảnh quốc tế đang biến động phức tạp. Từ đó đến nay, chiến lược này liên tục
được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động điều chỉnh, bổ sung trở thành
một chiến lược tổng hợp, dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu nhằm chống
phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và không ngừng lớn mạnh, phong trào
cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng. Trước tình hình so sánh lực lượng
bất lợi, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ ráo riết tìm kiếm giải pháp
chiến lược nhằm ngăn chặn "làn sóng cộng sản” từ Đông Âu và Liên Xô. Ở
giai đoạn này, với “chiến lược ngăn chặn”, Mỹ chủ trương sử dụng thủ đoạn cứng
rắn, đặc biệt là thủ đoạn quân sự với con chủ bài là bom nguyên tử để “ngăn
chặn” sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Tổng
thống Mỹ Truman từng nói: “Mỹ phải dùng quả đấm sắt và ngôn ngữ cứng rắn để đối
phó với Liên Xô”.
Tuy
nhiên, sau một thời gian, “chiến lực ngăn chặn” này không mang lại hiệu quả
đáng kể. Đầu năm 1946, khi còn là đại diện lâm thời của Mỹ ở Liên Xô, G. Kennan
đã kiến nghị với Nhà Trắng, phải thực hiện giải pháp ngăn chặn bằng thủ đoạn
gieo vào trong lòng chế độ Xô viết những mầm mống tự thủ tiêu, làm "mềm
hóa từng bước" để cuối cùng tan rã.
Trên cơ sở lý luận của Kennan,
tháng 3 năm 1947, chính quyền Truman công bố chính thức thực hiện chiến lược
“ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản; phát động cuộc chiến tranh lạnh, đối đầu quyết
liệt, toàn diện với Liên Xô bằng chiến tranh tâm lý, chạy đua vũ trang, cấm vận
kinh tế, lập vành đai bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, trực tiếp
can thiệp vào nội bộ nhiều nước (cả can thiệp vụ trang). Ngày 12 tháng 3 năm
1947, Truman đề nghị Quốc hội Mỹ viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ 400 triệu
USD và cử nhân viên quân sự, dân sự đến giúp duy trì nên thống trị để các nước
này không “ngả vào lòng cộng sản". Tháng 11 năm 1947, Mỹ đưa ra Kế hoạch
Marshall, viện trợ 14 tỷ USD, giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến
tranh, ép các nước này loại bỏ những bộ trưởng là cộng sản ra khỏi chính phủ
liên hiệp và cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản, thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng dân chủ" để gây chia rẽ, phá hoại tư tưởng từ bên trong các
nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất của các kế hoạch này nhằm “ngăn chặn” chủ
nghĩa cộng sản và buộc các nước Tây Âu ngả theo và chịu sự chi phối của Mỹ.
Đối với Trung Quốc, trong một
bức thư gửi Tổng thống Truman, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson khuyến cáo,
"những người theo chủ nghĩa cá nhân ở Trung Quốc (phần tử theo chủ nghĩa
dân chủ cũ, thân Mỹ) có thể tạo ra sự biến đổi từ bên trong, lật đổ sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm sụp đổ chính quyền nhân dân...". Đối với
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Ngoại trưởng F.Dulles (1953-1959) xác
định, cần phải "giải phóng” họ khỏi chế độ cộng sản nhưng không phải bằng
một cuộc chiến tranh mà bằng "biện pháp hòa bình", phi chiến tranh.
Đồng thời, Mỹ cấu kết với 14 quốc gia phương Tây, bí mật thành lập “Ủy ban
thống nhất quản lý thị trường xuất khẩu” (Feria, 1949) với mục đích cuối cùng
là bao vây cấm vận đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét