Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NGUỒN GỐC CỦA MÂU THUẪN XÔ – TRUNG (1956-1961)

     Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1956-1961 đã có nguồn gốc sâu xa từ những năm 1920, khi cách mạng Trung Quổc còn chưa thành công và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn chịu sự chỉ đạo của Stalin và Quốc tế III.

    Trong giai đoạn này, vấn đề tranh cãi cơ bản giữa Liên Xô và Trung Quốc là sự hợp tác giữa những người cộng sản và lực lượng quốc gia ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.Thực ra, đây không phải là vấn đề mới trong nội bộ Quốc tế Cộng sản. Ngay từ năm 1920, tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản, Lenin và M.N. Roy, đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ đã tranh luận khá gay gắt về vấn đề, liệu những người cộng sản có nên hợp tác với những người quốc gia và họp tác đến mức độ nào ở những nước được gọi là thuộc địa và nửa thuộc địa. Cuộc tranh luận này đã không có hồi kết và luôn luôn có sự thay đổi tuỳ theo tình hình và tưong quan lực lượng của hai bên.

    Nhìn chung, quan điểm của Liên Xô, đứng đầu là Stalin, là cần có “sự hợp tác quốc – cộng” vì nhằm mục tiêu là loại bỏ ảnh hưởng của phương Tầy ở nhũng khu vực mà ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn chưa giành được ưu thế vượt trội. Ngoài ra, Liên Xô cũng không muốn những khu vực này trở thành “vệ tinh” của các nước tư bản. Trong những năm 1920-1930, Liên Xô đã cố gắng thuyết phục Đảng Cộng sán Trung Quốc hợp tác với Quốc dân Đảng, kể cả khi Quốc dân Đảng đã bộc lộ sự phản bội của họ.

    Trong khi đó, Trung Quốc lại chủ trương một đường lối cách mạng tích cực, thậm chí sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm khi phá vỡ quan hệ với các đảng dân chủ, quốc gia. Họ sợ rằng, những người cộng sản có thế bị lợi dụng và mất quyền lãnh đạo.

    Thực tế cách mạng Trung Quốc năm 1927 cho thấy sự lo ngại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đúng. Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch, thủ lĩnh của Quốc dân Đảng đã trở mặt, tiến hành những đợt thanh trừng đẫm máu ở Thượng Hải và gây ra những thiệt hại nặng nề cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chỉ có một bộ phận nhỏ của Đảng may mắn được Mao Trạch Đông cứu thoát, rút về khu rừng núi, làm cuộc trường chinh trong những năm 1930 và giành được thắng lợi cuối cùng vào năm 1949. Nói tóm lại, sự ngờ vực, không tin cậy đã tồn tại giữa Liên Xô và Trung Quốc trong suốt giai đoạn trước khi cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949.

    Vì thế nhìn chung Trung Quốc và Mao Trạch Đông không muốn phụ thuộc vào Liên Xô. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho rằng Liên Xô đã không chịu sửa chữa những sai lầm mà họ đã gây ra đối với cách mạng Trung Quốc, khi vẫn tiếp tục đường lối cũ ở các thuộc địa và nửa thuộc địa trong những năm 1950.

    Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc nảy sinh trực tiếp từ nhân tố đề cao vị trí và vai trò của Trung Quốc trong phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển nói chung, của Mao Trạch Đông trong so sánh với các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói riêng.

        Ngay từ năm 1946, trong một cuộc phỏng vấn, Lưu Thiếu Kỳ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Mao Trạch Đông không chỉ đối với cách mạng Trung Quốc mà còn đối với cả châu Á: “Mao Trạch Đông đã có công lớn trong việc chuyển Chủ nghĩa Mác từ một hình thức châu Âu sang hình thức châu Á. Mác và Lênin là những người Âu châu. Họ viết bằng ngôn ngữ châu Âu về lịch sử và những vấn đề châu Âu, nhưng họ rất ít đề cập đến châu Á hoặc Trung Quốc. Không nghi ngờ là những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác được áp dụng ở tất cá các nước, nhưng đó sẽ là một nhiệm vụ khó đế áp dụng chân lý chung của học thuyết này vào thực tế cách mạng cụ thể của Trung Quốc. Mao Trạch Đông là người Trung Quốc; người phân tích các vấn đề Trung Quốc và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trong cuộc chiến đấu tới thắng lợi.Người áp dụng những quy luật Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử và những vân đề thực tế của Trung Quốc. Người là người đầu tiên thành công trong việc này

    Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, trong thời gian hai năm đầu 1949-1951, Mao Trạch Đông đã cố gắng tìm cách chứng tỏ sự “tự trị tư tưởng” và khả năng của những người cộng sản Trung Quốc trong việc tìm ra một mẫu hình cách mạng mới mà các nước thuộc địa và nửa thuộc địa phải noi theo.

    Trong giai đoạn này và những năm tiếp theo, Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành tuyên truyền cho “tư tưởng Mao Trạch Đông” (Mao Zedong’s Ideology). Người ta cho rằng, Mao Trạch Đông đã giải quyết được vấn đề xây dựng CNXH cho một nước lạc hậu với đại bộ phận cư dân là nông dân. Với luận điểm đó, Mao Trạch Đông được coi là một nhà lý luận xuất sắc của Chủ nghĩa Mác – Lênin và mô hình Trung Quốc được xem là có ý nghĩa quốc tế và là định hướng cho các nước học tập. Những biểu hiện này cho thấy Trung Quốc không chịu đóng vai trò thứ yếu trong quan hệ với Liên Xô.Điều đó thể hiện ở việc Mao Trạch Đông đã tự đặt mình ngang hàng với Mác và Lênin, chứ không phải với Stalin và Khrushchev; thứ hai, Trung Quốc không phải nhận sự chỉ đạo trong việc thực hiện đường lối đối nội và đối ngoại từ Liên Xô.Cuối cùng, Mao Trạch Đông được coi là lãnh tụ của cả thế giới thứ ba.

    Yếu tố thứ hai đóng vai trò quan trọng trong mâu thuẫn Xô Trung chính là sự khác biệt lớn về con đường cách mạng của hai Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Nếu Cách mạng tháng Mười được thực hiện thành công trước hết là bằng việc giành chính quyền ở những thành phố lớn như Saint Peterburg, Matxcova..sau đó mới mở rộng ra khu vực nông thôn. Đó là cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa một bên là giai cấp công nhân, binh lính, thợ thuyền và một bên là giai cấp tư sản phản động, thối nát. Ngược lại, cuộc cách mạng Trung Quốc là một cuộc đấu tranh giành quyền lực kéo dài hơn hai thập kỷ, bắt đầu bằng việc chiếm giữ các vùng nông thôn xa xôi, sau đó mới mở rộng đến các thành phố. Đó là một cuộc chiến tranh du kích lâu dài, gian khó, trong đó nông dân và nông thôn đóng một vai trò quan trọng.

    Nhân tố thứ ba tác động đến mâu thuẫn Xô – Trung là sự cô lập tương đối của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài. Trong so sánh với Liên Xô, vào những năm 1950 của thế kỷ trước, Trung Quốc hầu như không có vị trí quốc tế nào, ngoại trừ sự công nhận ngoại giao của một vài nước XHCN. Nhưng sự cô lập với cộng đồng quốc tế lại có nghĩa là Trung Quốc có thể theo đuổi một chính sách mà Liên Xô buộc phải từ bỏ vì những quyển lợi và trách nhiệm toàn cầu hết sức nặng nề của mình. Cuộc kháng chiên chống Pháp của Việt Nam là một ví dụ.

    Nhân tố thứ tư tác động tới mâu thuẫn Xô – Trung có tính chất kinh tế.Kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, không có khả năng nuôi sống một cộng đồng dân cư đông nhất thế giới và luôn tăng trưởng.Áp lực đè lên ngành công nghiệp Trung Quốc vì ý chí chủ quan muốn đuổi kịp và vượt các nước tư bản tiên tiến.Ngoại thương có nhiệm vụ mua bán và tìm được nguồn nguyên liệu đủ cho nền kinh tế phát triển.Ngược lại nền kinh tế quốc dân của Liên Xô khá phát triển. Liên Xô không phải chịu áp lực về nguyên liệu, lao động khi tiến hành công nghiệp hoá.

    Nhân tố thứ năm làm cho mâu thuẫn Xô – Trung thêm phức tạp là lĩnh vực quân sự.Quân đội Trung quốc không có vũ khí nguyên tử và cũng không có nhiều hy vọng sở hữu vũ khí này trong tương lai gần.Ngược lại, Liên Xô là một cường quốc quân sự, có đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ, đã phát triển được vũ khí nguyên tử.Để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình trong một thời gian ngắn, Trung Quốc không có cách nào khác là phải dựa vào Liên Xô.

    Nhân tố cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong mâu thuẫn Xô – Trung chính là những lợi ích cách mạng khác nhau của họ.Nhũng lợi ích này thể hiện ở quan điểm về tốc độ tiến hành cách mạng, mục tiêu, ưu tiên cũng như trọng tâm của tiến trình cách mạng ở những thời điểm khác nhau. Nếu như Trung Quốc cho rằng cần phải ưu tiên trước hết cho cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, chủ yếu ớ châu Á, Phi, Mỹ Latinh, thì Liên Xô lại cho rằng phải tập trung ở các nước tư bản phát triển ở châu Âu, nơi phong trào công nhân ở đó đóng vai trò tiên phong, có tác động tới thế giới thứ ba.

    Cần phải lưu ý rằng, cho đên khi Stalin qua đời, các lợi ích cách mạng của Liên Xô và Trung Quốc không mâu thuẫn với nhau nhiều lắm, vì mục tiêu của Stalin là không mở rộng thêm nữa ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản mà tập trung vào củng cố những khu vực đã giành được sau Thế chiến thứ II.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét