Niềm tin là một giá trị tinh thần được hình thành trong suy nghĩ của mỗi con người. Trái ngược với niềm tin tôn giáo - con người tin vào sức mạnh siêu nhiên để mang lại sự bình an về tinh thần cho con người, niềm tin khoa học được gắn liền với những điều tích cực, như khát vọng và ước mơ về tương lai. Triết học Mác - Lênin đề cao lý tính, coi trọng thực tiễn, tri thức của con người - nhân tố cơ bản của niềm tin khoa học. Niềm tin mác-xít mang tính khách quan, là niềm tin gắn liền với quy luật phát triển của lịch sử nhân loại, lý tưởng cao đẹp và mang tính hiện thực, khác với thái độ cuông tín, bất chấp thực tiễn của niềm tin tôn giáo. Bản chất của niềm tin là dù gặp bất cứ khó khăn, nguy hiểm nào, luôn kiên định phấn đấu, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng; đồng thời, niềm tin luôn gắn với lý tưởng, trở thành niềm tin lý tưởng. Lý tưởng được nhắn tới ở đây là lý tưởng cách mạng, có lý luận dẫn đường, gắn liền với đấu tranh vì hạnh phúc của con người. Trong điều kiện lịch sử cụ thể, niềm tin lý tưởng có thể chuyển hóa thành niềm tin đối với người lãnh đạo, tổ chức lãnh đạo và học thuyết cách mạng. Tuy nhiên, đó phải là học thuyết cách mạng nhất và nhân văn nhất.
“Niềm tin” có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung đều toát lên giá trị sau: có niềm tin sẽ có tất cả, mất niềm tin là mất tất cả. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã chứng minh cho điều này và để lại cho chúng ta bài học xương máu. Hậu quả của việc đánh mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là: chỉ trong thời gian ngắn, thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị xóa sạch ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các đảng cộng sản bị giải tán, đất nước rơi vào khủng hoảng mất phương hướng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảngdân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng... phải làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Muốn phát huy, khơi dậy niềm tin của dân, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và để Đảng luôn có sức hấp dẫn, dân luôn yêu mến, đi theo và bảo vệ Đảng cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Đảng phải luôn trung thành với lợi ích của nhân dân và dân tộc
Đảng lãnh đạo chính là vạch ra cương lĩnh, chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên nhân dân thực hiện. Tuy nhiên, để nhân dân có thể tin tưởng và đi theo đường lối mà Đảng đã vạch ra thì đường lối đó phải được xác định là khoa học, đúng đắn. V.I.Lênin khẳng định: “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình”, đồng thời coi chủ nghĩa Mác là lý luận của giai cấp vô sản. Tiếp thu tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin lên một giai đoạn mới (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam).
Trên nền tảng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (năm 1930), trải qua nhiều thời kỳ cách mạng khác nhau, trong đó có cả sự bất hòa trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Đảng vẫn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng nước ta. Đường lối cách mạng Việt Nam mỗi thời kỳ lại được bổ sung, phát triển, nhưng luôn thống nhất trong mục tiêu, lý tưởng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đã khắng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh,tiếp tục được xác định tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn đã chứng minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hoàn toàn đúng quy luật, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Điều này được khẳng định không chỉ bằng ý chí chính trị, mà bàng thực tiễn sống động của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng và toàn dân ta. Công cuộc đổi mới được coi như cuộc “vượt cạn” trong thời bình của Việt Nam đã đưa đất nước vượt qua mọi gian khó, ngày càng phát triển, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay. Điều đó càng thêm khẳng định niềm tin về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, niềm tin của người dân vào sự phát triển của đất nước, thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới.
Thành công trong công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 gần đây của Việt Nam đã được thế giới ca ngợi, chính là xuất phát từ chính sách cốt lõi: tất cả vì con người, vì hạnh phúc nhân dân. Điều này đã tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vượt qua những thách thức, khó khăn khi đại dịch đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Trên hết vẫn là niềm tin sắt son, tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của nhân dân, là sự hòa quyện của “ý Đảng - lòng dân” từ việc xác định Đảng là đảng chính trị đại diện cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, cơ sở chính trị của Đảng là nhân dân, sức mạnh của Đảng là niềm tin của nhân dân, quyền lực chính trị của Đảng là do nhân dân trao cho. Vì vậy, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của quốc gia - dân tộc, lợi ích của nhân dân
Thứ hai, Đảng phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân
Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chính vì vậy, mọi lập trường, quan điêm, giá trị, phương pháp và động lực của Đảng phải thông nhât hữu cơ với chủ thể quần chúng nhân dân; ngược lại, nếu xa rời quần chúng thì bất cứ cá nhân, tập thể hay chính đảng nào cũng đều sẽ thất bại. Có thể khẳng định, thu phục được niềm tin của nhân dân là điều kiện quan trọng, bảo toàn và nhân lên sức mạnh của Đảng, đồng thời muốn được dân tin thì mọi tư tưởng và hành động của Đảng đều phải hướng tới phục vụ nhân dân. Quan điểm này phải được đi vào thực tiễn. Tức là, Đảng thuyết phục dân bằng chính thực tiễn hoạt động của mình, là tinh thần hành động tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng, tin tưởng của dân làm thước đo hiệu quả công tác lãnh đạo toàn diện sự nghiệp xây dựng và phát triên đât nước. Khi Đảng hành động vì dân thì dân sẽ luôn là lực lượng hậu thuẫn vững chắc cho Đảng.
Để hết lòng phụng sự nhân dân Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình. Đây không chỉ là nguyên tắc, mà còn là quy luật phát triển của Đảng, để củng cố niềm tin của dân đối với Đảng và chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét