Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

“KHÔNG CÓ BỮA TRƯA MIỄN PHÍ”


          Việt Tân lại vừa nhỏ những giọt nước mắt cá sấu để tỏ ra… “thương dân” trong bài ĐẢNG THƯƠNG DÂN tung lên mạng ngày 20/2/2022. Trong bài, Việt Tân rên thảm thiết: “Cầu Mỹ Thuận Úc xây, dân đi miễn phí/Cầu Cần Thơ Nhật xây, dân đi miễn phí/Cầu Vàm Cống Hàn xây, dân đi miễn phí/Hầm Thủ Thiêm Nhật xây, dân đi miễn phí/ Bot Đảng xây khắp nơi, dân trả tiền sặc máu?”

          Việt Tân, ai không biết: Cấm có tử tế bao giờ. Thế nên, đưa bất cứ điều gì, nếu không xuyên tạc, bịa đặt, thì họ cũng bóp méo để chống phá đất nước. Trong bài trên, Việt Tân đề cao hết cỡ “cái tốt” của nước ngoài xây cầu để dân sử dụng mà “không thu phí”, và so sánh với “cái xấu” của Việt Nam trong các dự án BOT mà người tham gia cần trả tiền. Người nhẹ dạ tin vào Việt Tân rất có thể sẽ phẫn nộ đổ cho Nhà nước Việt Nam nhẫn tâm, bóc lột dân.

          Nhưng tiếc cho Việt Tân, những người cả tin hiện thời ít lắm. Người khôn thì ngày càng nhiều. Họ đọc và hiểu ngay rằng: cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống và hầm Thủ Thiêm mà Việt Tân cho là “Úc xây”, “Nhật xây”, “Hàn xây”,  người dân (Việt Nam) được đi miễn phí… chỉ là sự tưởng tượng của kẻ, nếu không dốt nát thì cũng ấu trĩ.

          Những công trình giao thông nổi bật nêu trên được dựng từ nguồn Viện trợ phát triển (ODA). ODA có thể là viện trợ song phương (chiếm 70%) của các quốc gia (như đối với các công trình trên), hoặc viện trợ đa phương (chiếm 30%), do quốc gia tài trợ trao cho một tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới hoặc các tổ chức của Liên hợp quốc (UNDP, UNICEF, UNAIDS…), để các tổ chức này phân phối nó cho các nước đang phát triển. Dù có từ “viện trợ”, nhưng ngoài điều kiện vốn đối ứng, nước tiếp nhận ODA phải trả lãi, phí dịch vụ ngân hàng (dù thấp), đặc biệt, kèm theo điều kiện công trình phải do các tập đoàn, công ty nước viện trợ (chủ nợ) thi công – có thể hiểu như một cách bán công nghệ của các quốc gia phát triển, có khi với giá rất hời để trong thế khó, bên mua phải cắn răng chịu.

          Nhà nước trả lãi cho quốc gia viện trợ (chủ nợ) bằng tiền ngân sách, cũng là  tiền do người dân, doanh nghiệp Việt Nam đóng góp qua thực hiện nghĩa vụ thuế, chứ lấy đâu ra. Nói cách khác, dù là Nhật, là Hàn, là Úc hay ai chăng nữa, chẳng ai cho không ai cái gì; chính Nhà nước, đã thay mặt người dân thực hiện việc “trả phí” rồi. Người đời hay nói câu “không có bữa trưa nào miễn phí” là do vậy.

          Còn BOT là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận; sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng. Với đặc điểm đó, BOT thường được các nước chậm phát triển, còn khó khăn về vốn, công nghệ và  quản lý thực hiện với phương châm “xã hội hóa” các nguồn lực phục vụ cho phát triển hạ tầng (như 8 dự án BOT cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020: Mai Sơn – Quốc lộ 45; đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu; đoạn Phan Thiết – Dầu Giây…, tổng chiều dài 530 km với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 104.079 tỷ đồng mà ngành giao thông Việt Nam đã hoàn thành hoặc đang thi công. Với các dự án BOT, người dân khi sử dụng sẽ trả phí trực tiếp cho nhà đầu tư.

          Những tiêu cực, bất hợp lý trong triển khai một số các dự án BOT giao thông là thực tế, cần xử lý nghiêm khắc hoặc điều chỉnh. Tuy nhiên, không thể vì thế mà phủ nhận tác dụng, hiệu quả tích cực của phương châm, cách làm này. Càng không thể xuyên tạc chủ trương, bản chất các dự án BOT giao thông để kích động dư luận và nhằm những mục tiêu đen tối khác – như Việt Tân trong bài viết nêu trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét