Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Nhân
dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục
tiêu phấn đấu”; “Phát triển con người toàn diện và xây dựng văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở
thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; “…con
người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất
nước”.
Quyền
con người được khẳng định trong bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 và 2013.
Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 Điều. Trong đó, chương về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36
điều (từ Điều 14 đến Điều 49).
Để có cơ sở pháp lý thúc đẩy và bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng cho
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. Tính từ năm
2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản
luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù
hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những luật cơ bản, quan trọng như: Bộ luật
Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng
Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015,
Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận
thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018… Việc hoàn thiện khung
pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất
của chế độ ta, đó là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong
xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của
cơ quan nhà nước, cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt
động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những
nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con
người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. So với nhiều nước
trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là
thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Tính đến năm 2021, Việt Nam
đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người;
phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có
7/8 công ước cơ bản. Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế
về nhân quyền. Việt Nam luôn khẳng định trên thực tế là thành viên nỗ lực tham
gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức
quốc tế, các quốc gia đánh giá cao.
Mặc dù nước ta đang gặp không ít những
trở ngại, thách thức do thiên tai, dịch bệnh và từ sự chống phá của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhưng vấn đề nhân quyền của Việt Nam luôn
được thực thi trên thực tế. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và vững
chắc về nhân quyền. Điều đó không chỉ thể hiện ở những nỗ lực của chúng ta
trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn được thể hiện ở việc bảo
đảm quyền còn người, quyền công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Điển hình như, Việt Nam là một trong
sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát
triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình
của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị
bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc. Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019”
được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với
chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước… Với những
thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt Nam được
tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 –
2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại
hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193
phiếu). Gần đây, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc với nhiều dấu ấn, đóng góp sáng tạo, thiết thực, trong đó có vấn
đề bảo đảm quyền con người trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra,
được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và làm cho vị thế và uy tín của
Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt
Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt là những
thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống
là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong
bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên
toàn thế giới phải trải qua.
Đánh giá về nhân quyền cần phải đảm bảo
cách nhìn khách quan, toàn diện, không thể phán theo kiểu “thầy bói xem voi”,
không thể lấy một số vụ việc tiêu cực, những hiện tượng sai lệch mà quy chụp
thành bản chất. Những thông tin để làm căn cứ đánh giá, báo cáo, xếp loại nhân
quyền Việt Nam của một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí đều khai thác từ số đối
tượng thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị, số này luôn có những hành
động hủy hoại mọi nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Khi
không có bất kỳ các hoạt động khảo sát, trải nghiệm vấn đề nhân quyền của một
quốc gia thì mọi đánh giá về nhân quyền của quốc gia đó đều mang tính chủ quan,
thiếu tính thực tiễn, sai lệch. Mặt khác, không thể mượn danh nhân quyền để
tung hô cho lối sống tự do “vô pháp” để biện minh việc làm sai trái, quay lưng
lại Tổ quốc, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét