Thật
ra chuyện đám người khoác lên mình thứ trang phục của thây ma ngụy nàycũng
không mới, và phẫn nộ trước hiện tượng này, cácbáo chí đã có bài lên án như: “Ảo
tưởng thú “chơi” đồ lính”, “Những kẻ dị hợm”…
Dư
luận trên internet còn phê phán quyết liệt hơn, có thể xem các clip như “ ngụy
quân VNCH là một đội quân ô nhục mà nhóm người này lại mặc quân phục ngụy
VNCH”, “Yêu đồ lính hay những thước phim khơi gợi lại nỗi đau người Mẹ Việt
Nam?” “Cựu lính ngụy SG gửi tới các vị thích mặc đồ của ngụy quân VNCH”, “Hội
yêu đồ lính, nhạc vàng của đám quái thai, dị nhân đến dị hợm đang trêu ngươi xã
hội”…
Bọn
chúng vẫn ngang nhiên mặc những thứ rá.c. r.u.ở.i lên mình rồi lang thang khắp
nơi, làm ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm suy nghĩ của lớp trẻ.Hình như những kẻ
này không biết đến chữ "Nhục" thì phải. Với tầm tuổi như những kẻ
trong ảnh thì chắc có con có cháu lớn cả rồi. Vậy không hiểu con cháu họ tiếp
thu thế nào về lịch sử dân tộc?.
Những
hi sinh mất mát của bao người Việt Nam để đánh đuổi quâm Mỹ xâm lược và những
cái thây ma ngụy quân, ngụy quyền kia ra khỏi Tổ quốc, những điều đó liệu họ có
dạy nổi con họ không?. Hay nhìn vào hình ảnh của người ông, bà, bố, mẹ như họ
những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như thế này sẽ có những suy nghũ lệch lạc
như chính những người lớn trong nhà chúng?. Tuy
nhiên điều đáng nói là trước hiện tượng đáng phê phán nêu trên, đến nay vẫn
chưa được chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng nào quan tâm một cách
đúng mức để có biện pháp giải quyết.
Có
lẽ vì thế nhóm người nhân danh cái gọi “hội yêu đồ lính” ngày càng ngông
nghênh, tiếp tục ngang nhiên đưa lên internet hình ảnh của họ trong trang phục
các sắc lính ngụy từ mũ nồi đỏ, mũ nồi xanh, đến biệt động, thủy quân lục chiến,…
đi xe Jeep kiểu trước 1975 hoặc xe máy, kéo đàn kéo lũ dàn hàng ngang trên đường,
dựng cảnh vác súng luồn rừng, đánh trận, bị thương,… trên nền các bài hát rền
rĩ ca ngợi cái gọi là “quân lực VNCH”.
Sống
trong xã hội, mỗi người đều có quyền được lựa chọn trang phục phù hợp sở thích
cá nhân. Nhưng cũng chính vì là một thành viên sống trong xã hội mà quyền đó
không phải không có giới hạn, mà cần phù hợp tiêu chí văn hóa của xã hội, và đặc
biệt là phải phù hợp yêu cầu đạo đức.
Những
người tham gia cái gọi là “hội yêu đồ lính” vì thế cũng nên tham khảo ý kiến một
bạn đọc khi thảo luận trong clip “Yêu đồ lính hay những thước phim khơi gợi lại
nỗi đau người Mẹ Việt Nam?” viết rằng: “Mặc cái gì tốt đẹp thì nên mặc còn mặc
đồ của chế độ bán nước, thua trận lưu vong cả dân tộc căm ghét thì có nên mặc
không?
Đội
quân mà nói đến là người ta nhớ đến hình ảnh đi đến đâu đàn áp, bắn giết, cướp
bóc đốt nhà, đánh đập, tra tấn thì đồ đó có đẹp không?” để xem xét hành vi của
mình, từ đó chấm dứt trò diễn mà lâu nay họ vẫn ngang nhiên thể hiện. Mặt khác,
đã đến lúc chính quyền cùng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để chấn chỉnh
thứ hành vi phản cảm, diễn ra đã quá lâu và khiến dư luận xã hội bức xúc, phẫn
nộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét