Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Giá trị dân chủ trong Nhà nước pháp quyền

 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Thế nhưng, các thế lực thù địch lại luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật về quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, muốn nước ta đi theo nền dan chủ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Tất cả nguyên do là, chúng không hiểu bản chất, giá trị cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dặc trưng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Nhận thức về dân chủ và những giá trị dân chủ thực sự cho xã hội và người dân có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng cách tiếp cận khoa học nhát phải dự trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 

Theo cách tiếp cận khoa học, chúng ta nhận thức tư tưởng về xây dựng một xã hội dân chủ ra đời từ rất sớm và nó cũng từng bước được thực hiện và hiện thực hóa trong các nấc thang phát triển của xã hội loài người. Phải thừa nhận rằng, nền dân chủ tư bản có những bước tiến bộ vượt bậc so với dân chủ trong các xã hội trước nó. Nhưng nó có nhiều hạn chế và không thể khắc phục bởi bản chất của chế độ xã hội, nhìn chung đó là thứ dân chủ cho người giàu, không thể giải quyết triệt để các quyền dân chủ cho người lao động.

Nền dân chủ của chúng ta hiện nay, do điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế nên chưa được phát huy và thể hiện rõ bản chất của nó. Mặc dù vậy nó đã thể hiện rất rõ những giá trị của nó, đó là đem lại quyền tự do, quyền được lao động, cống hiến cho đất nước và quyền hưởng thụ những giá trị lao động do mình tạo ra và những giá trị, lợi ích do xã hội và nhà nước đem lại; quyền được học hành; quyền phát triển toàn diện các nhân nhân và vô vàn các quyền lợi khác.. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những giá trị triệt để của nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng được đáp ứng đầy đủ rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, cần nhận thức rõ, quyền lợi phải gắn với trách nhiệm, với nghĩa vụ của mỗi công dân. Ai đó đừng có chỉ nhìn thấy tại sao mình không được hưởng điều gì đó, khi không tự hỏi đã làm gì cho xã hội, Tổ quốc.

Cần nhận thức rõ, những giá trị của nền dân chủ chỉ có thể và thực hiện thông qua hệ thống pháp luật. Nghĩa là những quyền dân chủ ấy cần được luật hóa và mọi công dân phải có trách nhiệm thực hiện. Đó là sự khác biệt giữ dân chủ vô lối, với dân chủ trong Nhà nước pháp quyền. 

Thực tiễn xây dựng nền dân chủ trong Nhà nước pháp quyền cho thấy những giá trị dân chủ trong xã hội ngày càng được thể chế hóa đầy đủ hoàn thiện hơn và tính ưu việt của nó khi được tuyệt đại nhân dân ủng hộ thừa nhận tôn trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét