Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp
cách mạng, nhờ thấm nhuần sâu sắc rằng: "Đảng không phải là một tổ chức để
làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ
quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng", Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ
xác lập, củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo, uy tín, nguồn sức mạnh, sức chiến
đấu của mình bằng đường lối chính trị đúng đắn; bằng bản lĩnh, nghị lực, trí
tuệ, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn chú trọng thực hiện nghiêm
các nguyên tắc xây dựng Đảng để Đảng luôn là một tổ chức đoàn kết, thống nhất
chặt chẽ, vững chắc, luôn liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân hết
lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ.
Trong mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng luôn tu dưỡng về mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh chính trị để
hoàn thành trọng trách vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Trước Tổ quốc và nhân dân, Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng luôn tâm niệm phụng sự với tinh thần liêm chính; luôn "đặt
lợi ích của nhân
dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu
rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê
bình mình; Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm
gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo.
Cán bộ Đảng và chính quyền ta đều sẵn lòng cầu tiến bộ, sẵn chí phụng sự nhân
dân” và bằng sự nêu gương, hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được rằng, Đảng dù là một tổ
chức của những con người ưu tú, tiền phong, song nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện
về mọi mặt thì rất dễ sa vào bẫy của chủ nghĩa cá nhân, sa vào thực dụng, quan
liêu, tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực, suy thoái
khác. Vì thế, trong tổ chức của những người con ưu tú đó vẫn còn một bộ phận
cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự
diễn biến", "tự chuyển hoá"; vẫn còn có cả cán bộ lãnh đạo, quản
lý, thậm chí là cán bộ lãnh đạo cấp cao phai nhạt lý tưởng, chưa nêu cao tinh
thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi
với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, nên đã vướng
vòng lao lý, đã bị khai trừ khỏi Đảng…
Hơn nữa, nguyên nhân của các thành tựu trong công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng nói chung, những hạn chế và cả sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" của một bộ phận cán bộ, đảng viên nói riêng cũng được chỉ ra
rất cụ thể trong văn kiện các kỳ Đại hội Đảng; nhất là trong các Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, XII, XIII bàn về công tác xây dựng và chỉnh đốn
Đảng; trong thông báo và kết luận các phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương…, song thành tựu vẫn là cơ bản. Vì thế, việc chỉ nhìn vào một số hạn chế
mà bỏ qua thành tựu, để vội vàng kết luận công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng
của Việt Nam "là cây đã chết từ gốc" và "Đảng đã mục từ cơ sở
chứ không bền vững như Tuyên giáo tuyên truyền" thì thật là thiển cận; là
không khách quan, là xuyên tạc bản chất vấn đề nhằm bôi đen Đảng nói chung,
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói riêng.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét