Đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch đối lập chủ nghĩa nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
Để chống phá chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng ta, các thế lực
thù địch, cơ hội chính trị tung ra rất nhiều quan điểm, luận điệu, bằng nhiều
phương thức, thủ đoạn khác nhau. Có quan điểm sai lầm đem đối lập chủ nghĩa Mác
với chủ nghĩa Lê-nin, đối lập C. Mác với V.I. Lê-nin để phủ nhận cả chủ nghĩa
Mác lẫn chủ nghĩa Lê-nin, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung. Họ viện
dẫn ra sự “đối lập” là C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, cách
mạng vô sản phải nổ ra đồng thời trong các nước tư bản, ít ra là trong các nước
tư bản phát triển, còn V.I. Lê-nin lại cho rằng cách mạng XHCN có thể nổ ra và
thành công ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, còn lạc hậu, còn nhiều
tàn tích của chế độ nông nô như nước Nga.
Lịch sử nhân loại đã ghi
nhận thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 – cuộc cách mạng đã chứng
minh tính đúng đắn của quan điểm và phương pháp của V.I. Lê-nin. Sự đối lập
giữa C. Mác với V.I. Lê-nin mà họ dựng lên là
giả tạo, bịa đặt. V.I. Lê-nin là người mác-xít, ông đã tự nhận mình là học trò
của Mác: Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin thống nhất với nhau về bản chất. Chủ
nghĩa Lê-nin là chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô
sản. C. Mác và V.I.Lê-nin sống ở hai thời đại khác nhau, C.Mác
sống ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, còn đến V.I.
Lê-nin chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khi đó cách
mạng vô sản, phong trào giải phóng dân tộc nổi lên, mỗi ông phải giải quyết
những nhiệm vụ do thời đại của mình đặt ra. V.I. Lê-nin không thể máy móc, giáo
điều ngồi chờ cho cách mạng vô sản nổ ra đồng thời ở các nước tư bản phát triển
được, mà phải chủ động nhận thức thời cơ, tình thế cách mạng và tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. V.I.Lê-nin trung thành với chủ nghĩa Mác
trong bản chất cách mạng, khoa học, biện chứng, chứ không phải trung thành một
cách máy móc bởi vì học thuyết của các ông không phải giáo điều mà là kim chỉ
nam cho hành động.
Chúng đem đối lập chủ
nghĩa Mác - Lê-nin với tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ nhận cả chủ nghĩa Mác -
Lê-nin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là sai lầm cả về lịch sử và lô-gic. Về mặt lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ việc tiếp thu các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là
chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là nguồn gốc lý luận quan
trọng nhất, là cơ sở chủ yếu nhất để hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh. Thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để
nghiên cứu thực tiễn và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam, vượt lên trước
những nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự khủng hoảng về con đường tiến
lên của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo,
phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện lịch sử mới.
Như vậy, về mặt lô-gic, về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin chứ không có sự đối lập như một số người tưởng tượng ra. Và
do đó cũng không có cái gọi là “cuộc nội chiến về tư tưởng giữa tư tưởng Hồ Chí
Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin” từ năm 1930 đến nay ở Việt Nam như có người
nhận định. Một số người nhân danh đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh để hạ thấp, phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Họ nói tư tưởng Hồ Chí Minh mới là sản phẩm của
Việt Nam, có nguồn gốc Việt Nam, còn chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “ngoại lai”,
“ngoại nhập”, không phù hợp với Việt Nam, thậm chí có người muốn đưa chủ nghĩa
Mác - Lê-nin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ giữ lại tư tưởng Hồ Chí
Minh (!). Quan điểm đó nhân danh đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, song thực chất,
trực tiếp và gián tiếp chính là nhằm phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi
trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đảng ta xác định nền
tảng tư tưởng của Đảng gồm chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
rất đúng đắn, phù hợp, thể hiện mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn bó giữa
hai bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét