Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Bác bỏ những luận điệu sai trái của thế lực thù địch, xuyên tạc tình hình kinh tế và dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nhằm hạ thấp vai trò uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, trong đó có kinh tế và dân chủ, nhân quyền, đó là sự thật hiển nhiên mà tất cả người dân Việt Nam đều biết và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, một số đối tượng phản động cơ hội bất mãn chính trị vẫn cố tình phủ nhận sự thật hiển nhiên ấy. Mới đây, trên trang Facebook phản động “Hội những người cầm bút can đảm” đăng bài “Những thằng nói láo”, cho rằng “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là quái thai khi tồn tại song song hai thể loại tư nhân và nhà nước… làm gì có sự cạnh tranh công bằng”, “dân chủ XHCN thực chất là dân chủ toàn trị của đảng CSVN”, “nhân quyền còn tồi tệ”. Đây chính là những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận trắng trợn tình hình kinh tế và dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhằm hạ thấp vai trò uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì:

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam luôn vận hành theo các quy luật khách quan của thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh; nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước không mâu thuẫn, đối lập, không cản trở hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, mà tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của các quy luật, trong đó có quy luật cạnh tranh. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đốì lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.

Thứ hai, ở Việt Nam tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều này đã được Hiến định và được cụ thể hóa và bảo đảm thực hiện thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quyền làm chủ của người dân và được thể hiện sinh động trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như: Về kinh tế mọi người dân có quyền làm giàu hợp pháp; được tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Về chính trị, trong Hiến pháp nêu rõ “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Dân chủ được thể hiện rõ đó là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở các chính sách hỗ trợ cho nhóm nghèo, hộ nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực tế đó cho thấy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã và đang phát triển, phù hợp với xu thế chung của thời đại và thực tiễn đất nước.

Thứ ba, mục tiêu nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không ngừng nỗ lực để người dân được thụ hưởng đầy đủ nhất các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu”;“…con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước”. Tính từ năm 2014 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành.

Từ những, luận điểm trên có thể khẳng định những nội dung mà bọn chúng đưa ra là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn tình hình kinh tế và dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhằm hạ thấp vai trò uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành tựu về kinh tế và dân chủ nhân quyền của Việt Nam đã được Liên hợp quốc và các quốc gia trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao, là bằng chứng thuyết phục, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới phát triển đất nước, đồng thời là bằng chứng đanh thép bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét