Vừa qua nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ; thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên hợp quốc và một số cơ quan, tổ chức quốc tế, trên trang Rfavietnam đã đưa tin các cuộc biểu tình phản đối Hà Nội đàn áp nhân quyền. Họ phỏng vấn và cho rằng “nếu đất nước Việt Nam muốn vươn lên thì thật sự phải cải thiện về nhân quyền, phải tôn trọng dân chủ”, ở đây họ định diễn trò gì?
Thứ nhất, người
được phỏng vấn là Ông Hoàng Tứ Duy, người phát ngôn của Đảng Việt Tân. Trong
khi đó Việt Tân là tổ chức khủng bố, phản cách mạng mà Bộ Công an Việt Nam đưa
“Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi
thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ,
xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Mục đích của chúng là lợi dụng và lấy vấn đề dân chủ, nhân quyền làm điều
kiện để gây sức ép, biểu tình, kích động, can thiệp một cách phi lý vào công
việc nội bộ của Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam luôn
lấy nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Ở Việt Nam,
các quyền cơ bản của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được công nhận, tôn trọng và được bảo vệ theo pháp luật; thể hiện bản chất ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt tiến trình cách mạng, ngay cả
trong giai đoạn khó khăn nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc
và nỗ lực chăm lo, bảo đảm cuộc sống mọi mặt cho người dân và đó là sự khẳng
định Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ thực tiễn bảo đảm, bảo
vệ, thực thi quyền con người đã hình thành hệ thống quan điểm nhất quán: Quyền
con người là giá trị chung của nhân loại; quyền con người gắn liền với quyền
dân tộc và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia; bảo đảm quyền con người là bản
chất, mục tiêu, động lực của chế độ xã hội chủ nghĩa; quyền tự do, dân chủ của
mỗi cá nhân kết hợp hài hòa với quyền của tập thể và không tách rời nghĩa vụ,
trách nhiệm công dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm bằng pháp luật; trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các
ngành, các địa phương phải tích cực thực hiện, ngày càng hoàn thiện và nâng cao
các quyền con người; chủ động, tích cực hợp tác quốc tế vì quyền con người,
nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và nhân loại tiến bộ ghi nhận những nỗ lực,
sự tiến bộ và kết quả quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm và thực thi quyền
con người. Trên thực tế, Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016, Việt Nam cũng được bầu và đảm nhiệm cương vị Ủy
viên không Thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Các
văn kiện của Đảng mà gần đây nhất là văn kiện Đại hội XIII, Đảng Cộng Sản Việt
Nam khẳng định “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa
vụ của công dân” theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân đối với xã hội”, trong đó gắn quyền con người với an ninh
quốc gia, an ninh con người và quyền của quốc gia – dân tộc; lấy con người làm
vị trí trung tâm gắn với phát triển con người toàn diện và đề cao vai trò chủ
thể của con người trong chiến lược phát triển đất nước; đây là quan điểm, chính
sách, việc làm nhất quán của Việt Nam.
Minh chứng trên là sự khẳng định mạnh mẽ rằng quyền con người, quyền công
dân đang được quan tâm và bảo đảm vững chắc ở Việt Nam; đồng thời, là câu trả
lời cho những người cố tình xuyên tạc với cái gọi là cải thiện dân chủ, quyền ở
Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét