Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Chế độ sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân là đúng đắn và phù hợp

 

Theo quy định của pháp luật, tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Chế độ sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân như vậy là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, vì: Thứ nhất, việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý xuất phát từ bản chất của Nhà nước là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Cũng như ánh sáng, nguồn nước, không khí, đất đai là thứ thuộc về tự nhiên, khi con người sinh ra đã có. Vì vậy, việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân là điều đúng đắn. Thứ hai, việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Trên thực tế, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của cá nhân. Người sử dụng đất hoàn toàn có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Thứ ba, việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để bảo đảm việc sử dụng đất một cách hợp lý, đúng định hướng phát triển của đất nước. Hiện nay, việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc là: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quy hoạch đất đai phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Như vậy, độ sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân là đúng đắn và phù hợp. Giả sử, trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì chắc chắn vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều hành trên lĩnh vực đất đai sẽ bị giảm sút, không thể bảo đảm các nguyên tắc nêu trên. Về lâu dài, việc sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có thể kéo theo sự tích tụ đất đai vào một số cá nhân, tạo ra sự bất bình đẳng, gia tăng khoảng cách phân hoá trong xã hội. Những kẻ cổ suý cho chế độ sở hữu tư nhân về đất đai thực sự là những kẻ không hiểu biết hoặc vì những động cơ xấu mà thôi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét