Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHIẾN CIA PHẢI THỪA NHẬN: CHÚNG TÔI THẤT BẠI RỒI!

Đại tá Nguyễn Tài tên thật là Nguyễn Tài Đông, sinh ngày 11/12/1926, là con trai của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Cái tên Nguyễn Tài là tên ông lấy khi đi hoạt động cách mạng. 31 tuổi, ông đã giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị - một trong những cục có thể nói là quan trọng nhất của ngành Công an. Bà Nguyễn Thị Nghiêm - vợ của Đại tá Nguyễn Tài kể rằng, tuy là vợ chồng và có với nhau 4 mặt con, nhưng đến tận trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà không hề biết bất cứ một điều gì về công việc và nhiệm vụ của chồng. Tất cả những gì bà biết về ông là “một cán bộ công tác tại Bộ Công an”.

Ngày 23/12/1970, Nguyễn Tài bị địch bắt trên đường đi công tác với thẻ căn cước giả mang tên Nguyễn Văn Lắm. Với bản lĩnh của một sĩ quan an ninh, Nguyễn Tài đã nhanh chóng đánh lạc hướng và gây rối cho quá trình điều tra, khiến trong suốt 6 tháng trời khiến địch vẫn đinh ninh thông tin mà ông bịa ra là thật: Đại úy Nguyễn Văn Hợp, sỹ quan tình báo hoạt động đơn tuyến, được cử vào miền Nam nhằm xã hội hóa, chờ ngày chiến tranh kết thúc thì sang Pháp làm nhà báo. Nguyễn Tài chỉ bị lộ vì một sự sơ suất đầy trớ trêu của số phận. Đó là khi địch nắm trong tay bức thư mật báo: “Tìm Nguyễn Văn Lắm, bị bắt trên sông Cửu Long ngày 23/12/1970 hiện giam ở đâu để lo tiền chuộc”. Cộng với việc một số cán bộ bị bắt không chịu được tra tấn đã phản bội, địch đã phát hiện ra ông thực chất chính là Nguyễn Tài, tức Tư Trọng - Trưởng Ban An ninh T4, cái tên luôn nằm trong hồ sơ truy bắt ráo riết của ngụy quyền Sài Gòn.

Thời gian đầu, chúng mua chuộc ông bằng cách dùng bác sĩ kiêm nhân viên tình báo đến vừa khám bệnh, vừa đánh vào tâm lý. CIA Mỹ liên tục rót vào tai ông những lời dụ dỗ: “Nếu ông chấp nhận hợp tác với chúng tôi, ngay lập tức ông sẽ có 20 triệu USD và một căn biệt thự ở Thụy Sỹ, sống xa hoa suốt đời như một triệu phú”, nhưng ông từ chối. Chúng bắt ông nhịn ăn, nhịn uống và giam ông trong một căn phòng sơn trắng toát, có luồng không khí lạnh buốt và không có không khí để thở khiến đầu óc ông rối loạn, không ngủ được, luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Nhưng cứ lúc bị CIA gọi lên, ông lại tỉnh táo lạ kỳ và đối đáp trơn tru trước sự thẩm vấn của chúng. Sợ CIA sẽ tiêm các loại thuốc khiến mình mất kiểm soát, ông còn tập cho mình nói câu “quên”, “quên rồi” để đề phòng. Có những đợt nhiều tháng trời, CIA hỏi câu nào, từ hoạt động cách mạng đến tổ chức của ngành Công an và các bí mật nghiệp vụ, Nguyễn Tài cũng chỉ trả lời duy nhất có một câu: ‘Quên rồi”. Để củng cố tinh thần của mình, trong tù ông thường xuyên hát Quốc ca, chào cờ. Ông vẽ một ngôi sao ở trên tường và thường nhìn vào đó mỗi ngày để được tiếp thêm sức mạnh. Ông khiến những tên CIA cũng phải k.inh h.oàng. Chúng nói: “Thật kỳ lạ. Ông ta có thể bị ngất đi vì những trận đ.òn đ.au đ.ớn, nhưng chưa bao giờ bật ra một tiếng rên la”. Trong hồi ký của mình, Frank Snepp đã khẳng định CIA coi Nguyễn Tài là “một tài sản hấp dẫn nằm trong tay Sài Gòn”, một thứ tài sản không thể đánh đổi, nằm ngoài mọi kế hoạch trao đổi tù binh. Ngay cả sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ - ngụy cũng không hề áp dụng chính sách trao trả tù binh với Nguyễn Tài. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét