Trong thời gian vừa qua, việc một số cán bộ bị khởi tố, bắt giam (trong đó có cả cán bộ cấp cao) được dư luận hết sức quan tâm. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, cho rằng đó là những việc làm cần thiết để giữ gìn kỷ cương, phép nước, tiếp tục chỉnh đốn, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước, cho dù, đây cũng là nỗi đau xót trong Đảng, không ai có thể vui mừng khi thấy đồng chí của mình bị xử lý như vậy.
Trong khi đó, nhân những sự việc này, nhiều
đối tượng cơ hội chính trị, phản động lại “chọc gậy bánh xe”, “đục nước béo
cò”, đưa ra những quan điểm lệch lạc… Họ đưa ra luận điệu, sự việc “chưa phải
hồi kết”, cho rằng không có chống tham nhũng thực sự mà đây chỉ là cuộc đấu đá
nội bộ rồi từ đó đồn đoán sẽ có những nhân vật nào tiếp tục bị bắt. Thậm chí,
lợi dụng sự việc này, họ dựng lên cái gọi là “cuộc chiến sinh tử” của cá nhân
lãnh đạo Đảng, Nhà nước để “giữ thể diện” mà thôi. Từ câu chuyện chống tham
nhũng, họ lái vấn đề sang chuyện thay đổi chế độ. Họ đồn đoán đây là cuộc chiến
không khoan nhượng nhưng không phải là cuộc chiến chống tham nhũng vì gốc rễ
của tham nhũng là “thể chế”. Khi thể chế chưa thay đổi thì đánh tham nhũng chỉ
là “tranh giành phe phái”. Họ còn đơm đặt rằng, công luận cũng sẽ chỉ một
hướng tấn công những người vi phạm pháp luật bị bắt; còn Đảng không có tính
nhân văn, sẽ tìm mọi cách quy kết thật nhanh. Từ đó, họ cố tình xuyên tạc cho
rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, rằng có một “bi kịch” tiềm ẩn rủi ro
chung cho tất cả mọi người là “đều có thể là nạn nhân của một nền pháp quyền
què quặt”... Họ kêu gọi mọi người hãy sớm đến với dân chủ nhân quyền,
đừng “đợi tới lúc trở thành nạn nhân mới bắt đầu nghĩ tới quyền của
mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét