Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm nhân văn nhưng cũng rất kiên quyết, thể hiện rõ ý chí của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.
Những cán bộ vi phạm sẽ tiếp tục được điều
tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật. Qua mỗi sự việc được làm
sáng tỏ, sẽ rõ hơn trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức và cũng là dịp để
chúng ta “tự soi, tự sửa”, là dịp để củng cố, không để còn những lỗ hổng pháp
lý, lỗ hổng trách nhiệm và cả “lỗ hổng lương tâm”, giúp bộ máy Nhà nước của
chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn. Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đã và
đang đạt được lợi ích kép, vừa tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vừa giáo
dục, rèn luyện đảng viên tốt hơn, vừa hoàn thiện hệ thống pháp luật và bộ máy
chứ đâu phải “chỉ có thay đổi thể chế mới chống được tham nhũng” như những luận
điệu cực đoan đang rêu rao. Chúng ta càng không thể mơ hồ, ảo tưởng vào những
luận điệu mị dân như phải tiếp cận dân chủ, nhân quyền phương Tây, “tam quyền
phân lập”, “xã hội dân sự”, thay đổi thể chế mới đẩy lùi được tham nhũng. Trên
thực tế, chẳng phải thay đổi thể chế thì chống tham nhũng tốt hơn, mà điều quan
trọng nhất chính là giáo dục, răn đe, tạo ra sự chuyển biến trong toàn Đảng,
toàn dân; để từ đó “biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của
quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham
ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét