Trong báo cáo này, Freedom House cho rằng “Việt Nam là một trong số các nước thực hiện đàn áp xuyên quốc gia nhằm bịt miệng người đấu tranh ngay cả khi họ rời quê hương, bằng các hình thức như: đe dọa giết và đánh đập người “hoạt động dân chủ” ngay cả khi họ đang sống lưu vong ở nước ngoài, tấn công mạng của tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ở nước ngoài…”.
Do
vấp phải quá nhiều phản đối của dư luận Việt Nam và quốc tế, để chống chế với
các câu hỏi thẳng thắn về căn cứ đưa ra đánh giá trong báo cáo ngày 2/6/2022,
Elizabeth Rosen, Giám đốc truyền thông của tổ chức Freedom House đã lên tiếng
thanh minh. Đại diện của Freedom House nói rằng, họ đã trao đổi với “nhóm tác
giả báo cáo” và được họ khẳng định là không riêng gì Việt Nam, mà mọi báo cáo
về các quốc gia khác đều được dựa trên cùng một phương pháp nghiên cứu. Tuy
vậy, phương pháp này là phương pháp gì thì không được đề cập đến.
Sự
thật thì phương pháp nghiên cứu được Freedom House dùng làm cơ sở để đưa ra kết
luận cho hàng loạt báo cáo về tình hình nhân quyền của rất nhiều nước khác,
không riêng gì Việt Nam là phỏng vấn và suy luận. Nói một cách dễ hiểu, họ tiến
hành phỏng vấn những người họ cho là “nạn nhân của chính quyền Việt Nam” hay
“các tù nhân lương tâm” người Việt liên quan đến chính trị đang sống lưu vong,
nghe những người này nói và sau đó đưa ra kết luận. Vậy thì độ chính xác của
dạng “báo cáo” này có đủ để tin cậy được không? Dưới bất cứ góc độ nào, cũng
xin được trả lời là: “Không!”
Không
thể có sự khách quan khi một báo cáo chỉ đơn thuần dựa vào phát ngôn của một
nhóm người đóng vai “nhân chứng” hay “nguyên cáo”, trong khi “người bị vu cáo”
lại hoàn toàn không được tham khảo ý kiến, hay nói lên tiếng nói của mình. Rất dễ
nhận ra, Freedom House chưa bao giờ tiếp cận với những số liệu mà Việt Nam công
bố về những tiến bộ xã hội một cách khách quan.
Đơn
cử như trong sự việc liên quan đến tổ chức “Sáng kiến Thể hiện Lương tâm người
Việt hải ngoại” – viết tắt là VOICE, Freedom House cho rằng “tổ chức này bị tấn
công mạng và các cựu nhân viên hay tình nguyện viên VOICE bị an ninh Việt Nam
đàn áp”. Tuy nhiên, họ không đưa ra được bất cứ một số liệu hay bằng chứng cụ
thể nào, ngoài những cái gọi là “các cuộc phỏng vấn” cho chỉ một bên. Thậm chí,
họ cay cú việc Việt Nam gọi tên VOICE là “tổ chức ngoại vi của Việt Tân”.
Đáng
ngạc nhiên hơn, trong báo cáo có đề cập đến trường hợp của một mục sư người Tây
Nguyên tên là A Ga. Ông này đang tị nạn tại Mỹ nhưng vẫn nhận được tin nhắn đe dọa
thông qua MXH mà ông nghi ngờ là từ quan chức Việt Nam, trong đó đề cập đến khả
năng bắt cóc ông. Các dạng “thuyết âm mưu” này tràn ngập trong các trang báo
cáo của Freedom House khiến nhiều người ngạc nhiên về sự kiên nhẫn và khả năng
suy diễn của “nhóm tác giả”.
Lướt
qua bản báo cáo của Freedom House, nhiều người dễ dàng thấy các nhân vật quen
thuộc vẫn thường xuyên góp mặt trong các “báo cáo” hay “thông cáo” tương tự của
AI hay HRW như: “luật sư” Nguyễn Văn Đài, “nhà báo” Lê Trung Khoa của “Hội Anh
Em Dân Chủ” đang tị nạn tại Đức; Châu Văn Khảm ở Úc… Mỗi năm, thêm một vài nhân
vật mới, nhưng các nội dung mà Freedom House vu cáo chính quyền Việt Nam thì
vẫn vậy, hoàn toàn không có gì mới và luôn không đúng với thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét