Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

ĐỒ BẤT HIẾU, VÔ ƠN!

 

Những người lớn tuổi chẳng mấy ai không nghe về cuốn dạy đạo đức bằng thơ của cụ Lý Văn Phúc (1785-1849), trong tập “Nhị thập tứ hiếu” có các câu sau:
“Người tai mắt đứng trong trời đất
Ai là không cha mẹ sinh thành
Gương treo đất nghĩa, trời kinh
Ở sao cho xứng chút tình làm con
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết
Thì suy ra trăm nết đều nên
Chẳng xem thời trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu”
Cụ Đồ Chiểu, lại khuyên nam nữ thanh niên nước ta bằng hai câu thơ:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
Trong bài viết hôm nay tôi không đề cập đến chữ “trung” của đám con trai, cũng như không đề cập đến chữ “trinh” của đám con gái, mà muốn nói đến chữ “hiếu” cho cả hai giới.
Ngày xưa, ngay cả những bậc đế vương cai trị quốc gia cũng phải học “Hiếu kinh”, đó là những lời khuyên con người ta, dù là kẻ thấp hèn đến các bậc chót vót trên đỉnh cao quyền lực cũng phải giữ tròn chữ hiếu.
Tiếc rằng, có thể nói kinh tế xã hội càng phát triển bao nhiêu thì cái tình người lại phai nhạt đi bấy nhiêu. Thời đại ngày nay sao mà có nhiều người sống ích kỷ đến thế. Ngày xưa, trong một mái nhà có tam đại, tứ đại đồng đường là chuyện bình thường. Cái mốt ngày nay là cha mẹ không nên ở cùng con cái. Như phong tục phương tây (tôi nghe nói), con cái đến tuổi trưởng thành phải ra khỏi nhà mà lập nghiệp. Cha mẹ già phải vào nhà dưỡng lão mà sống, một tháng đôi lần con cháu đến thăm, như thế đã là phúc lắm rồi.
Ấy là chưa kể nhiều trường hợp, ngay trong xã hội ta, một xã hội có truyền thống nho giáo mà các con cũng tống khứ cha mẹ ra khỏi nhà. Các cụ xưa thường nói, “một mẹ nuôi được mười con, chứ mười con không nuôi nổi một mẹ”. Đau lòng lắm thay!
Xã hội Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều từ Nho giáo, và Phật giáo, chí ít thì cũng theo đạo thờ cúng ông bà. Dù ông bà chẳng thể hưởng thụ được những gì con cháu bày trên bàn thờ, song đó là truyền thống, là để nhắc nhở những đời sau không bao giờ được quên tổ tiên.
“Con người có tổ có tông như cây có cội, như sông có nguồn”. Lẽ thường là như vậy, song lại có những tôn giáo du nhập từ phương tây, bằng mọi cách làm cho các tín đồ quên mất cái lẽ thường ấy. Người ta chỉ còn biết đến một người, cho rằng chỉ người đó mới là đấng sinh ra chúng ta, sinh ra muôn loài mà quên mất ai mới chính là người sinh ra chúng ta. Một câu nhờ “ơn trên”, hai câu nhờ “ơn trên” còn công cha nghĩa mẹ thì quên! Vì chỉ được tôn thờ một người nên các tín đồ của tôn giáo ấy đã dẹp bỏ bàn thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nhớ ngày sinh, ngày tử của người đứng đầu tôn gíáo ấy mà quên mất ngày sinh, ngày tử của bậc sinh thành của mình.
Đó là nói về những gia đình có những người con bất hiếu, những tôn giáo buộc người ta quên cội nguồn. Suy rộng ra chữ hiếu chẳng phải chỉ có ở trong các gia đình, mà còn là giữa người dân với đất nước, với tổ quốc.
Khi đất nước còn nghèo, có những người con chẳng những không chung lưng đấu cật để làm cho nó giàu mạnh lên, mà con quay mặt lại chê bai, chọc phá. Đó cũng là những kẻ bất hiếu. Dân ta có câu, “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Vậy thì những kẻ tôi vừa nói trên, tư cách không bằng một con chó!
Mấy hôm nay, trên mạng xã hội nói về một con người, có thể nói là một kẻ rất bất hiếu với dân tộc. Đó là một cô gái, trong chiến tranh đã bị bom napalm của Mỹ làm cháy da bỏng thịt. Cô trở thành nổi tiếng thế giới nhờ bức ảnh chụp của phóng viên Út Nick (hình trong bài). Vì là nổi tiếng và là một nạn nhân chiến tranh, nên đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ưu ái, đưa vào trường đại học ngoại ngữ; cô muốn học ngành y, thủ tướng gởi sang Cuba cho cô theo học. Nhưng rồi trên hành trình cô dừng lại ở Canada và xin “tị nạn chính trị”!
Có thể nói, đây là một trường hợp tột cùng của sự khốn nạn, tận cùng của sự bất hiếu. Chẳng nói ra thì mọi người đều có câu trả lời cho các câu hỏi, ai gây ra tai nạn cho cô? Ai là người ưu ái nâng đỡ cô? Và đất nước này đã làm gì để cô phải mở miệng “xin tị nạn chính trị” ở nước ngoài?
Có người đặt cho cô ấy cái tên là Phan Phản Phúc. Thật chí lý lắm thay!./.
Hình trong bài: Ảnh cô gái Napalm của Út Nick
Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét