Biến đổi xã hội ở Việt Nam
là một quá trình “biến đổi kép”, không chỉ là chuyển đổi từ nền văn minh nông
nghiệp cổ truyền sang nền văn minh công nghiệp và hiện đại mà đồng thời còn là
sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.
Nghiên cứu biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 35 năm vừa qua là nghiên cứu những biến đổi xã hội gắn liền với tiến trình
đổi mới đất nước. Biến đổi xã hội ở Việt Nam vừa chịu sự tác động to lớn của
lực hút và lực đẩy của bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong nước
và trên thế giới; của truyền thống và hội nhập quốc tế; của quy luật phát triển
không đều giữa các vùng miền, giai tầng xã hội, lĩnh vực; đặc biệt là định
hướng xã hội chủ nghĩa chưa có tiền lệ... Trong đó có thể dễ dàng nhận diện
biến đổi xã hội trên các chiều cạnh: Biến đổi cấu trúc xã hội; biến đổi phân
tầng xã hội; biến đổi thiết chế xã hội/thể chế xã hội; biến đổi quan hệ xã hội;
biến đổi hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội; biến đổi nhu cầu lợi ích; biến đổi
tâm lý xã hội, mô hình hành vi và lối sống; biến đổi cấu trúc lao động; biến
đổi hệ thống phúc lợi xã hội và mạng lưới an sinh xã hội là những biến đổi xã
hội điển hình nhất ở Việt Nam trong đổi mới. Đặc biệt, trong cấu trúc xã hội đã
và đang biến đổi mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các giai tầng xã hội mới. Hiện
nay, cấu trúc giai tầng xã hội ở Việt Nam được xác định, bao gồm: (i) công
nhân; (ii) nông dân; (iii) tri thức; (iv) doanh nhân; (v) thanh niên; (vi) phụ
nữ; (vii) quân đội; (viii) người cao tuổi; (ix) người về hưu; (x) tôn giáo;
(xi) dân tộc (các tộc người thiểu số); (xii) công chức, viên chức; (xiii) người
Việt Nam ở nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét