Các khía cạnh trong biến
đổi xã hội bao gồm: (i) Biến đổi về dân số, (ii) Biến đổi về môi trường, (iii)
Biến đổi về chính trị, (iv) Biên đổi về kinh tế, (v) Biến đổi về tư tưởng, (vi)
Biến đổi về văn hóa và tôn giáo, (vii) Biến đổi về công nghệ và kỹ thuật. Qúa trình biến đổi xã hội là quá
trình chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó hoạt động quản lý xã hội đóng
vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ, hệ thống lý thuyết về
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường tạo nên mô hình bền
vững, hài hòa cho sự biển đổi xã hội; hệ thống chủ trương, chính sách, pháp
luật về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường bảo đảm
những điều kiện cụ thể cho sự biến đổi xã hội; đội ngũ những con người thực
hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và môi trường bảo đảm những điều kiện thực hiện sự cam kết của
xã hội cho biến đổi xã hội; hệ thống thể chế, thiết chế xã hội kiểm soát việc
thực hiện các quá trình biến đổi xã hội... Đây là những điều kiện ràng buộc đối
với việc thực hiện các điều kiện biến đổi xã hội vì con người, vì sự tiến bộ.
Nhận diện những biến đổi xã hội, tức là xem xét nội dung, nguyên nhân, quy mô,
xu hướng và tính phức tạp của những biến đổi đó một cách cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét