Thời
gian qua, hàng ngàn đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, hàng trăm đối
tượng đã bị xử lý hình sự. Cơ quan chức năng cũng đấu tranh phá rã trên 300
hội, nhóm phức tạp liên quan an ninh quốc gia. Lực lượng Công an đã phối hợp
triển khai các biện pháp đấu tranh vô hiệu hóa trên 200 cổng thông tin điện tử
giả mạo, lấy tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành,
địa phương… Các cơ quan chức năng ở Việt Nam phối hợp yêu cầu các nhà cung cấp
dịch vụ Internet, viễn thông trong nước thực hiện ngăn chặn trên 4000
trang mạng có nội dung xấu, độc, máy chủ đặt tại nước ngoài; yêu cầu Facebook,
Google gỡ bỏ hơn 16.000 bài viết, video, đường dẫn có nội dung xấu độc, vi phạm
pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ hàng ngàn tin bài có nội dung sai sự thật, chống phá
Đảng, Nhà nước, công kích, xuyên tạc…Tuy nhiên, biện pháp căn bản nhất vẫn là
cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời. Những vụ việc được dư luận xã
hội quan tâm thì cơ quan chức năng phải nhanh chóng xác minh, tham mưu người
phát ngôn phối hợp để công bố thông tin chính thống trên các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội để định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, xử lý tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin xấu độc, tin giả,
sai sự thật…Ngành chức năng cũng tổ chức hàng trăm lượt tiếp xúc nhân viên các
cơ quan ngoại giao, thành viên các tổ chức, đoàn lâm thời, thường trú nước
ngoài (nhất là Mỹ, EU) nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống. Thông qua hoạt
động đối ngoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt
Nam nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình nhân quyền của Việt Nam; nhất
là những vấn đề liên quan tự do tôn giáo, tự do báo chí. Năm 2013, Việt Nam lần
đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu
184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Khi đó,
những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá
cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề
về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc
an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí
hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em gái. Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân
quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức
công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng
cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi
đẹp trên hành tinh xanh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét