VIỆT NAM BỊ CHỐNG PHÁ KHI ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN
QUYỀN LHQ
Vấn đề
nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng
chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2023-2025. Việt Nam đã chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân
quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên. Việt Nam cũng đã được
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của
hiệp hội cho nhiệm kỳ này.
Tuy
nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của
người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các
khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị
các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá. Báo
cáo Nhân quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại
giao Mỹ, Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021… cho rằng, có sự
phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền
hành hung người dân tộc thiểu số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ
quan ngại về việc người dân tộc theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt
động, áp dụng luật pháp không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng
ký với chính quyền cấp tỉnh của các giáo xứ vùng xa và dân tộc thiểu số. Tại
Đối thoại nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022), phía EU cho rằng, các quy định
trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo đang hạn chế việc đăng ký điểm nhóm, sinh hoạt
tôn giáo, bày tỏ quan ngại về việc Tin lành của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên bị
hạn chế hoạt động. Các báo cáo đã đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu khách
quan khi đánh giá về tình hình nhân quyền Việt Nam. Nhiều thông tin sai lệch,
thiếu khách quan về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam Đáng tiếc là các Báo
cáo này sử dụng thông tin của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động lưu
vong chống phá Việt Nam như như Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS, “Tin lành
người DTTS Tây Nguyên”…
Các tổ
chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông
tin xuyên tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia
hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam
“cướp đất” của người Khmer, đàn áp người dân tộc… Những báo cáo và những hoạt
động chống phá của các tổ chức này đều nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam,
hạ uy tín của Việt Nam…Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái
gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ nhằm vận
động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2023-2025.Kể từ năm 2020 đến nay, vấn đề dân chủ, nhân quyền là một trong những
hướng trọng tâm được các đối tượng duy trì khai thác để chống Việt Nam nhằm phụ
họa, gia tăng hiệu quả cho họạt động tuyên truyền, phá hoại các sự kiện chính
trị trọng đại, chủ trương, chính sách đối ngoại, đối nội của Việt Nam… Mục tiêu
của họ là phá hoại việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền
LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, vận động để tạo “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky
toàn cầu” hướng vào Việt Nam. Đây là dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua tháng
12/2012, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho Chính phủ Mỹ xử phạt những
người họ coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Mỹ.
Bên cạnh đó, dưới chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo,
kích động quần chúng đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương
Tây, kêu gọi chính giới Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính
quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại
“danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất
cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi, xóa bỏ các điều luật hình sự quy định về
tội Xâm phạm an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch cũng tăng cường tác động
“từ bên ngoài” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền
dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn
giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ,
nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển. Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt
động quốc phòng, an ninh nhằm thúc đẩy tối đa cái gọi là “xã hội dân sự” theo
kiểu phương Tây. Một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước
ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC)
như Ủy ban bảo vệ quyền con người cho Việt Nam – VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến
xuyên quốc gia – TRP … lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân quyền LHQ vu cáo
Việt nam vi phạm quyền con người; Tăng cường trao giải cho các đối tượng chống
đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét