Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận, nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị-xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.
Mạng xã hội là hệ thống những mối quan hệ giữa con
người với nhau trên nền tảng Internet với nhiều mục đích khác nhau không phân
biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội gọi là cư
dân mạng. Trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau. Các trang mạng xã
hội phổ biến như Go.vn, Baidu Tieba. Ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều mạng xã
hội, trong đó có một số mạng xã hội phổ biến, đó là Facebook, Zalo, Youtube,
Twitter, Tinhte... Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta
cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận, nhằm phát huy
những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính
trị-xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.
Về mặt tích cực, mạng xã hội mang lại nhiêu giá trị
như cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng; gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng,
trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải
trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả
cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa khó
lường đối với người dùng nếu thiếu cảnh giác. Người dùng mạng xã hội có thể bị
xâm phạm đời tư khi đăng nhập một tài khoản e-mail, khi trò chuyện, gửi thư,
ảnh hoặc tài liệu. Quá trình sử dụng mạng xã hội, nếu người dùng chủ quan, đơn
giản sẽ bị mất định hướng, có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý tán phát những
thông tin xấu độc, làm lộ thông tin bí mật nhà nước, gây hại cho cộng đồng;
thậm chí tiếp tay cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước.
Có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc tán phát trên
internet và mạng xã hội “là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc
vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự
thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng
luận điệu thù địch”.
Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người tiếp nhận, làm cho
người tiếp nhận có cách nhìn nhận lệch chuẩn. Từ đó, những người tiếp nhận sẽ
có những hành động gây bất lợi cho nhà nước ở các phương diện mà họ tiếp cận.
Dần dần, những thông tin xấu, độc đó không chỉ bị tiêm nhiễm với người thiếu
bản lĩnh mà như một chất xúc tác, thúc đẩy họ chống lại những giá trị cốt lõi
được các thế hệ cha ông đã hy sinh máu xương, trí lực để dựng xây nên.
Khi tham gia vào mạng xã hội, nếu người tiếp cận thông
tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi
những thông tin xấu, độc đó. Để tích cực phòng, chống thông tin xấu, độc trên
mạng xã hội, chúng ta cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng
cần thiết. Trước tiên, chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện
các thông tin xấu, độc. Để xác định được xem thông tin mà mình tiếp cận là giả
hay thật; đúng hay sai; tốt hay xấu thì chúng ta cần tiếp cận nhiều với các
thông tin chính thống.
Việc nâng cao năng lực, trình độ để chống thông tin
xấu, độc trên mạng xã hội sẽ góp phần phát huy những tác động tích cực, hạn
chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tránh những sai lầm không đáng
có khi chia sẻ những thông tin xấu, độc chưa được kiểm định trên mạng xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét