Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022
LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ DỰA VÀO CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG VÀ KINH TẾ TỪ ĐẦU NĂM 2022 ĐẾN NAY
Một số vụ án điển hình như vụ Công ty Việt Á, những "chuyến bay giải cứu"… được phát hiện, xử lí. Và mới đây nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, bà Bồ Ngọc Thu về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đấu tranh phòng, chống tội phạm lĩnh vực kinh tế từ đầu năm 2022, nổi lên là vụ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) với hành vi thao túng thị trường chứng khoán; vụ Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm thông qua phát hành trái phiếu lừa đảo, chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng (khoảng 320 triệu USD); vụ Vạn Thịnh Phát với hành vi gian dối phát hành, mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của nhà đầu tư…
Thực tế sờ sờ như vậy song vẫn có những luận điệu ở cả trong và ngoài nước tung hỏa mù dưới chiêu bài: Nào là, Công an Việt Nam đang hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự; nào là chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam vẫn chỉ “tắm từ vai” và chỉ nhằm vào những người không cùng cánh hẩu; nào là Công an sắp sửa “sờ gáy” tập đoàn này, doanh nghiệp kia, v.v. khiến một bộ phận dư luận, nhà đầu tư dao động, làm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Không chỉ tung hỏa mù, gây ngờ vực vào quyết tâm và hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực, các thế lực thù địch còn đặt vấn đề: Càng chống thì tiêu cực, tham nhũng càng nhiều; muốn chống tham nhũng hiệu quả, thì cần thay đổi thể chế…
Việc điều tra, xử lí cương quyết nhằm ngăn chặn tội phạm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt là nhiệm vụ cấp bách mà Bộ Công an và các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực thực hiện, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và hiệu quả của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
NHỮNG KIỂU XUYÊN TẠC, VU CÁO TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Thông qua các nền tảng số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài, hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những nội dung “thật giả lẫn lộn” và thông tin sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan Chính phủ, lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống thông tin (mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian kiểm duyệt thông tin); ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn ít nhiều đã dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân. Những cái “bẫy thông tin”mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được thông tin chính thống và thông tin giả mạo, dẫn đến có nhận thức không đúng, không tốt về Việt Nam.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại số nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, triệt để khai thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam.
Đồng thời các hội, nhóm, tổ chức phi chính phủ nước ngoài không có thiện chí với Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; gắn viện trợ nhân đạo với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận…. Hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án với những mỹ từ như “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động. Nhiều tổ chức như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL), Freedom House (FH)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.
TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN MẠNG XÃ HỘI KHÔNG THỂ
BẤT TUÂN PHÁP LUẬT
Đảng, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận của công dân. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng mạng xã hội để dàn dựng, xuyên tạc sự thật, tung tin sai trái, thất thiệt với ngôn ngữ, nội dung phản cảm, thô tục, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đến các tổ chức, cá nhân, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì phải chấn chỉnh, xử lý để răn đe người vi phạm và phòng ngừa chung.
Lluật pháp quốc tế khẳng định quyền tự do ngôn luận không phải là tự do vô hạn, bất tuân pháp luật; trong một số trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh, ở các quốc gia tự do ngôn luận bị giới hạn. Từ thực tế trên cho thấy, không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối trong bất cứ chế độ chính trị nào, các quốc gia đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung; những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận mà gây hại đến tổ chức, cá nhân, lợi ích quốc gia - dân tộc đều bị xử lý.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do ngôn luận của người dân được thực thi nghiêm túc và toàn diện, các luật, văn bản dưới luật về tự do ngôn luận đã cụ thể hóa Hiến pháp, ngày càng được hoàn thiện để vừa bảo đảm quyền của công dân, vừa giúp quyền đó thực hiện trên cơ sở luật pháp. Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Nghiêm cấm những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội quy định cho tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội có những ứng xử phù hợp.
NHẬN DIỆN LUỒNG THÔNG TIN TIÊU CỰC XUNG QUANH VỤ ÁN “LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN” XẢY RA TẠI “TỊNH THẤT BỒNG LAI”
Quá trình tổ tụng, các cơ quan chức năng có đầy đủ tài liệu, chứng cứ khẳng định các bị cáo trong vụ án xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã có hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo và có hành vi chống đối, vu khống cơ quan chức năng khi thực thi nhiệm vụ. Những sai phạm xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” diễn ra có tổ chức, trong một thời gian dài, đã xúc phạm trực tiếp đến uy tín, danh dự của nhiều cá nhân, tổ chức như: Công an huyện Đức Hòa, ông Trần Ngọc Thảo (Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo quốc tế và trụ trì chùa Giác Ngộ)...
Ngoài ra, qua các video, clip được chính các bị cáo chia sẻ, lan truyền trên kênh Youtube “5 chú Tiểu - Thiền Am bên bờ vũ trụ” và “Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Official” trước khi bị bắt, có thể thấy các đối tượng trong “Tịnh thất Bồng Lai” có hành vi xúc phạm đạo Phật, xuyên tạc giáo lý của Phật giáo, xúi giục mọi người không tôn trọng tôn giáo và pháp luật.
Việc xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đến toà án cấp trên trực tiếp. Vì vậy, chẳng có lý do gì để các “nhà dân chủ” vu khống rằng việc xét xử là thiếu công bằng, bản án được đưa ra là “bất công”, “phi lý”!
Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, tự do tôn giáo phải đi liền với tôn trọng pháp luật. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được phép xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân. Bản chất của “Tịnh thất Bồng Lai” là lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở này trái quy định của pháp luật, không đúng với quy tắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngay trong phiên toà sơ thẩm, bản thân các bị cáo cũng cho biết hoạt động không theo tôn giáo nào. Thực tế, hoạt động của các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” đã ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của địa phương và gây chia rẽ tôn giáo. Việc xử lý các bị cáo, toà đã cân nhắc kỹ các yếu tố, đảm bảo có lý, có tình. Do đó, những luận điệu cho rằng chính quyền “đàn áp tôn giáo” đang được các đối tượng chống phá đưa ra là không thể chấp nhận.
Đằng sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” là mục đích làm nhiễu loạn tình hình, gây phân tâm dư luận, kích động sự mâu thuẫn trong xã hội hòng tạo ra sự mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, bằng các luận điệu sai trái, các thế lực bên ngoài đang cố tình bẻ lái, dựng chuyện nhằm bôi nhọ hình ảnh, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những hoạt động này đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích xã hội.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét