Vừa qua, trên trang “Boxitvn.com” Võ Ngọc Ánh có bài viết: “Di dân Việt: Chính trị ổn, kinh tế tốt mà sao vẫn phải ra đi” cho rằng, người dân chỉ rời bỏ Tổ quốc mình khi chính trị, xã hội bất ổn định và kinh tế nghèo, nàn. Vậy, tại sao Việt Nam là một nước có chế độ chính trị ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đầu của thế giới. Song, người dân lại muốn cho con cái ra nước ngoài lao động, đi du học. Vậy, thực hư câu chuyện này như thế nào?
Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu, rộng, việc tận dụng vốn, lao động, khoa học, công nghệ giữa các quốc gia để
phát triển kinh tế – xã hội là một tất yếu khách quan. Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Vì vậy, ngày 13 tháng 11 năm 2020 Quốc hội Việt Nam đã ban
hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mục
đích để người lao động được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp: có cơ hội
trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, tay nghề, phát huy mọi khả năng của
mình cũng như tinh thần năng động, nhạy bén trong việc làm chủ các dây chuyền
khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có cơ hội được trải nghiệm, khám phá,
học hỏi, tích luỹ vốn, kiến thức, kỹ năng, trau dồi những nét văn hóa, phong tục,
tập quán của các quốc gia. Đây là điều rất có lợi cho mỗi người sau khi trở về
phục vụ Tổ quốc. Vậy, có phải Việt Nam ổn định về chính trị là giả tạo mà người
dân phải ra đi như suy diễn của Võ Ngọc Ánh không?
Thứ hai, lợi ích của du học sẽ nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại
ngữ, việc thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho mọi người
nhiều cơ hội trong cuộc sống và nghề nghiệp mà theo phương châm sống của người
Việt là: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Sự khác biệt luôn là cần thiết.
Vì vậy, đi du học là tiếp thu tri thức, để trưởng thành hơn, giúp cho mọi người
không ngừng hoàn thiện bản thân mình cả về phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
đặt ra. Đây là điều mà tất cả các quốc gia đang cần ở các công dân của mình
trong tương lai. Có thể khẳng định rằng, du học không chỉ toàn là “màu hồng”
nhưng “được” vẫn luôn nhiều hơn “mất”. Chính vì điều đó, ngày càng có thêm nhiều
bạn trẻ không những ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên thế giới tìm đến cơ
hội cho bản thân qua con đường du học ở nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên
thế giới đang khuyến khích người dân đi du học ở nước ngoài dưới nhiều hình thức
khác nhau. Với Việt Nam, điều này sẽ góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay. Vậy, theo Võ Ngọc
Ánh việc đi du học là có lợi, hay có hại cho bản thân, gia đình và xã hội?
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng thì đi
lao động ở nước ngoài hay đi du học là xu thế tất yếu của tuổi trẻ ở tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phê phán việc đi du học, đi lao động ở nước ngoài
là tâm địa đen tối của Võ Ngọc Ánh, nhằm xuyên tạc tình hình thực tiễn ở Việt
Nam, bôi nhọ, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu Võ Ngọc Ánh
và đồng bọn của y./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét