Cũng vì sự dễ trỗi dậy, lây lan và nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, nên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cán bộ, đảng viên nếu không tự đề kháng và “miễn dịch” được trước sự cám dỗ của chủ nghĩa cá nhân thì tất yếu sẽ sa vào cá nhân chủ nghĩa, bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc, sẽ “thoái bộ và lạc hậu”.
Những người do “cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm” là
những người “ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa.
Họ tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường
tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa
rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn
lên, không chịu học tập để tiến bộ”.
Họ không chỉ thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần
trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
làm mất đoàn kết nội bộ mà còn làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Họ xa rời nhân dân, xem thường quần chúng, chỉ muốn phê bình người khác nhưng
không muốn người khác phê bình mình; không tự phê bình hoặc tự phê bình một
cách không thật thà, nghiêm chỉnh, gây tổn hại đến danh dự và uy tín của Đảng...
Và cũng vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cấp ủy, mỗi
tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, phải
phòng, chống và quét sạch chủ nghĩa cá nhân bằng việc thực hiện nghiêm vũ khí tự
phê bình và phê bình. Đây là việc làm vừa quan trọng và cần thiết, vừa thường
xuyên và lâu dài của những người đảng viên cộng sản, góp phần để Đảng luôn
trong sạch, vững mạnh, thật sự “là đạo đức, là văn minh”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét