Hồi tháng 3/2022, Công an TP Hồ Chí Minh
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với
bà Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam,
trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh với tội danh
“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự. Điều đáng nói là dù
việc khởi tố điều tra, tạm giam với bà Nguyễn Phương Hằng là thực hiện theo các
quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và được thông báo công khai
trên các phương tiện truyền thông, song một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách
“bẻ lái, xoay chiều”. Một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội
Anh em dân chủ; các hãng truyền thông như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài
viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái rồi quy chụp “Ở Việt Nam
này luật pháp không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt”… Số này đưa ra
các bài viết tô vẽ, đánh bóng hình ảnh bị can Nguyễn Phương Hằng như một thần
tượng, từ đó hướng lái dư luận rằng ở Việt Nam, hễ ai “cứ nổi tiếng trên mạng
xã hội thì sẽ bị “diệt”!
Trước đó, sau
khi phiên toà xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm kết thúc, trang
BBC giật tít: “Vụ xử “Báo Sạch”: Việt Nam đừng nên coi truyền thông là kẻ thù”.
Bài báo dẫn lời Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền
(Human Rights Watch), ông Phil Robertson nói rằng “Việt Nam không nên coi
truyền thông là kẻ thù của nhà nước, việc bỏ tù thêm nhiều nhà báo công dân sẽ
không ngăn được người dân lên tiếng, hoặc yêu cầu cải cách ở Việt Nam”. Từ đó
kêu gọi “Chính phủ nên công nhận các nhà báo công dân và truyền thông độc lập
là đồng minh của công tác quản trị nhà nước tốt”!
Việc xử phạt vi
phạm hành chính áp dụng đối với những cá nhân vi phạm ít nghiêm trọng, chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên việc xử phạt được thực hiện kịp
thời để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.
Chẳng hạn, ngày
22/8/2022, Công an tỉnh Lâm Đồng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với H.N.M, chủ tài khoản TikTok H.M số tiền 10 triệu đồng do người này đăng
clip miệt thị người miền Trung. Dư luận cho rằng, những lời lẽ H.N.M đưa ra là
không có cơ sở nhưng đã gây hiệu ứng mạng nguy hiểm, nội dung trong video đã
thể hiện sự phân biệt đối xử, kỳ thị vùng miền, tạo tâm lý đố kỵ, chia rẽ khối
đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, đi ngược với tinh thần xây dựng nếp sống văn
hoá, đoàn kết toàn dân. Điều đáng nói là dù việc xử phạt đã được tiến hành công
khai và đúng quy định pháp luật, người vi phạm cũng thừa nhận hành vi sai trái,
gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội nhưng một số kênh thông tin lại “bẻ lái”,
cho rằng việc đăng clip như vậy “là cần thiết” và việc cơ quan chức năng xử
phạt H.N.M là “bịt miệng người dân, trấn áp vô lý”!
Đặc biệt, đối
tượng mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá là một số cá nhân nổi tiếng
có lượt người theo dõi, tương tác cao trên các nền tảng mạng xã hội. Khi những
phát ngôn gây sốc, lệch chuẩn, những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội
gây bức xúc trong dư luận được cơ quan chức năng xử lý theo luật định, họ lại
tỏ vẻ bênh vực, cổ xúy cho những hành vi sai trái đó. Đồng thời, họ đưa ra luận
điệu bóp méo, bôi đen bức tranh hiện thực về tình hình tự do ngôn luận ở Việt
Nam, công kích cơ quan chức năng, phủ nhận hệ thống pháp luật liên quan đến vấn
đề tự do ngôn luận trên không gian mạng.
Mục đích của các thế lực thù địch là đánh tráo bản chất các sai phạm về tự do ngôn luận trên mạng xã hội, biến đối tượng vi phạm pháp luật từ có sai phạm thành không sai phạm. Họ thậm chí tán dương cho lối ứng xử thiếu văn hóa, phát ngôn sai trái, lệch lạc trên mạng xã hội. Thực chất của âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm gây phân tâm trong cộng đồng xã hội, tạo ra sự hoài nghi về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do ngôn luận; từ đó, phủ nhận những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người trên không gian mạng; hạ thấp vị thế, uy tín nước ta trên trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét