Nhận diện, đấu tranh đẩy lùi những biểu hiện của bệnh cá nhân chủ nghĩa
Thực dụng. Từ “thực dụng” có nghĩa ban đầu là coi trọng tính ứng dụng trong thực tế. Sau này từ “thực dụng” để chỉ những người luôn đề cao lợi ích vật chất, thậm chí coi đồng tiền là chiếc “chìa khóa vạn năng” trong việc giải quyết mọi mối quan hệ xã hội. Thiếu coi trọng ý nghĩa tinh thần và giá trị văn hóa, đạo đức nên những người thực dụng sẵn sàng hạ thấp nhân cách bản thân để mưu cầu, trục lợi cho mình. Một biểu hiện thực dụng khác ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là kén chọn chức danh, nhắm tới vị trí công tác có thể “hái ra tiền”, thậm chí có tư tưởng “đầu gà hơn má lợn”-tức là thà làm “quan nhỏ” mà có bổng lộc còn hơn là làm chuyên viên, trợ lý ở cơ quan cấp trên chủ yếu sống bằng tiền lương. Thế nên, những người này thường tìm mọi cách để không phải chuyển sang vị trí khác, kể cả vị trí cao hơn, nếu vị trí đó không mang lại nhiều lợi ích vật chất cho họ.
Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ thiếu lành mạnh, một bộ phận
cán bộ, đảng viên hiện nay không dám sống trung thực với chính bản thân. Thấy
cái đúng không biết bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh, họ thực hiện
phương châm “im lặng là vàng” và “gió chiều nào theo chiều ấy”. Trong sinh hoạt
Đảng, họ hiếm khi tự giác, xung phong phát biểu ý kiến, nếu có thì cũng chỉ nói
dăm ba câu cho “phải phép”. Trước một vấn đề nhạy cảm cần có sự quyết đoán,
nhưng khi cơ quan lấy ý kiến và biểu quyết, họ thường “ngó ngang, nhìn dọc” rồi
mới giơ tay sau cùng. Thái độ dè dặt, bạc nhược như thế cũng xuất phát từ thói
ích kỷ cá nhân mà ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét