Ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, trải qua hơn 180 năm triết học Mác - Lênin luôn luôn là thế giới quan, phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn, việc nghiên cứu, học tập, nắm vững những lý luận cốt lỗi của triết học Mác - Lênin là nhu cầu cần thiết, vì nó không chỉ có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn, mà còn cung cấp vũ khí lý luận sắc bén, tư tưởng vững chắc, niềm tin trong việc bảo vệ cấu phần trong nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Ngày nay, các thế lực thù địch tiếp tục điên cuồng chống phá quyết liệt vào những quan điểm có tính chất nền tảng của triết học Mác - Lênin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, họ thâm độc hơn với nhiều chiêu trò khác nhau, bằng những phương tiện, công cụ khác nhau, chúng tấn công vào tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để rồi dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận diện đúng “căn bệnh và bốc đúng thuốc” sớm đấu tranh, bảo vệ thành công triết học Mác - Lênin, góp phần bảo vệ cấu phần trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Có thể khái quát một số biểu hiện cụ thể như sau:
Một là, các thế lực thù địch tư biện cho rằng triết học Mác - Lênin chỉ đúng ở thế kỷ XIX nay không còn đúng nữa.
Tư duy tư biện là lối tư duy, nhận thức, suy luận đơn thuần không dựa vào thực tiễn, không xuất phát từ hiện thực khách quan, từ đó đi đến kết luận không chặt chẽ, không lôgic, thậm chí có những kết luận mang tính áp đặt, sai lầm. Lối tư duy này hiện nay khá phổ biến, kể cả xuất hiện trong tư duy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Lênin đấu tranh, bảo vệ quan điểm thực tiễn, yêu cầu nhận thức phải dựa trên thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở, động lực, mục tiêu, là tiêu chuẩn của nhận thức chân lý. Lênin nêu rõ: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”[1].
Thực tế không có gì phải bàn cải, triết học Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thể kỷ XIX, nay không còn đúng nữa phải không? Đây là quan điểm tư biện, thù địch không có sơ sở thực tiễn, cần có thái độ khách quan khi đánh giá tư tưởng, giá trị của triết học Mác - Lênin trong nhận thức và cải tạo hiện thực của con người trong thế giới đương đại, thời đại cuộc cách mạng khoa học và cộng nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, đã tác động và đưa đến những thành tựu to lớn, những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ và đời sống của con người chưa từng có trong lịch sử, con người ngày càng nhận thức nhiều hơn, cải tạo nhiều hơn đối với hiện thực khách quan này. Điều này không có nghĩa là triết học Mác - Lênin không còn đúng nữa, mà thực tế ấy đã minh chứng rằng triết học Mác - Lênin đã làm cuộc cách mạng một lần nữa khi trả lời cho câu hỏi tư duy của con người có phản ánh được được tồn tại hay không? Ý thức có phản ánh được vật chất hay không? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tất cả điều đó đã minh chứng khả năng nhận thức của con người đối với hiện thực, và khả năng ấy chưa dừng lại mà con người còn nhận thức nhiều hơn nữa về thế giới hiện thực. Tinh thần đó Ăngghen đã chỉ rõ: “Lý luận của chúng tôi không phải một giáo điều, mà là sự giải thích quá trình phát triển, quá trình này bao hàm trong bản thân nó một loạt những giai đoạn kế tiếp nhau”[2]. Mặt khác, hiện nay ở phương Tây các nhà tư tưởng tư sản đều thừa nhận rằng không có nền triết học hiện đại nào vượt qua được triết học C.Mác, và cũng không phải ngẫu nhiên mà năm 1999, Đại học Cambridge (Anh) công bố bình chọn nhà tư tưởng số một thiên niên kỷ, kết quả là C.Mác đứng đầu, Anhxtanh đứng thứ hai. Tháng 7/2005, với câu hỏi tương tự, đã có 27.9% thính giả trong cuộc thăm dò ý kiến của chương trình In Our Time trên kênh Radio 4 của BBC đã chọn C.Mác là nhà tư tưởng ưa thích của họ, và vẫn là người đứng đầu”[3], đây là những thực tế sinh động nhất khi bàn về C.Mác và chủ nghĩa duy vật của C.Mác vẫn đúng cho dù thực tiễn có nhiều biến đổi.
Hơn thế nữa, sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch điên cuồng xuyên tạc, tấn công vào nền tảng triết học Mác - Lênin rất mạnh mẽ, xem như là cơ hội cuối cùng để chủ nghĩa Mác - Lênin sụp đổ, các học thuyết “chiến thắng không cần chiến tranh” lần lượt ra đời, chúng chuyển hướng chiến lược, Châu Á và Việt Nam trở thành mặt trận nóng bỏng, điều chỉnh phương thức tấn công vào thành trì các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm kết liễu hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới. Tuy nhiên, các mưu toan của các thế lực thù địch đều thất bại thạm hại, vì họ ngộ nhận, gán ghép vô nguyên tắc giữa sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu chính là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng, một sự sai lầm có tính chất chiết trung, sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu chính là sự sụp đổ một mô hình xã hội chủ nghĩa không phù hợp, với nhiều hạn chế kéo dài chậm được nhận thức hoặc nhận thức không đúng dẫn đến quá trình cải tổ sai lầm đó chính là nguyên nhân của khủng hoảng đẩy Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Đúng như tác giả K.Shil đã khẳng định: “Tình hình xảy ra ở Liên Xô dứt khoát không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội khoa học đã phá sản. Ngược lại, đó là hậu quả của sự xa rời và phản bội học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học trong suốt một thời gian dài, sai lầm đó là nghiêm trọng vì căn bản nó đi ngược lại học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học”[4]. Đây chính là sự khác biệt giữa sự nghiệp cải tổ của Liên Xô với sự nghiệp đổi mới, cải cách của Việt Nam, Trung Quốc và những nước xã hội chủ nghĩa khác với nhiều thành tựu to lớn, quan trọng và chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đúng, giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn theo cùng với thời đại.
Hai là, các thế lực thù địch cho rằng quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy vật kinh tế thuần túy, tuyệt đối vai trò của lao động sản xuất vật chất, xem nhẹ lao động sản xuất tinh thần và quá trình sản xuất bản thân con người.
Những quan điểm nêu trên đã xuất hiện ngay thời kỳ của Lênin, phái dân túy đã tầm thường hóa những hoạt động kinh tế với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác. Ngày nay, nhiều quan điểm xuyên tạc, thù địch, mà điển hình là quan điểm về ba làn sóng hay ba nền văn minh của AlvinTffler khi phân chia sự vận động, phát triển của các thời đại lịch sử nhằm bác bỏ quan điểm của C.Mác và cho rằng C.Mác đã sai lầm về thời đại lịch sử, thời đại ngày nay là thời đại hậu công nghiệp, thời đại của sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, sự tồn tại và vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản trong tương lai.
Trước hết, chúng ta trở về với chính bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác - Lênin, đúng như Ăngghen đã khẳng định: “giống như Đác-uyn đã phát hiện ra quy luật của giới hữu cơ, C.Mác đã phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loài người”[5]. Sau này Lênin tiếp tục khẳng định: “chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”[6]. Quan điểm duy vật về lịch sử của C.Mác đến nay vẫn đúng, vì quan điểm này nghiên cứu, phân tích sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội trên quan điểm duy vật, và nhận thức sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội trên quan điểm biện chứng. Do đó, dù thế giới hiện nay có nhiều biến đổi to lớn, nhất là sự hiện đại của một số nước tư bản, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử vẫn đứng vững trên đôi chân của chính mình, vẫn là lý luận khoa học để giải thích sự giới hạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, và chứng minh tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một“quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Mặt khác, về thực tiễn đúng như những lý giải của triết học Mác - Lênin, lịch sử xã hội loài người được bắt đầu từ lao động sản xuất vật chất, hay nói cách khác lao động sản xuất vật chất là sự chuyển giao, một trong những nguồn gốc của sự hình thành xã hội loài người, đây là “bí mật” của lịch sử xã hội được C.Mác phát hiện ra, từ đó đưa đến cuộc cách mạng trong lịch sử triết học.
Ba là, các thế lực thù địch cho rằng việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng làm nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động là sự sai lầm về thế giới quan và phương pháp luận.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các phong trào, khuynh hướng cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, hiện thực khủng hoảng ấy tất yếu lịch sử đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin vào những năm 1920, sau năm 1924 là chủ nghĩa Mác - Lênin, đây không phải là sự tình cờ, ngẫu nhiên, mà vì cách mạng tháng Mười Nga sự kiện vĩ đại nhất trong thế kỷ XX do Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là lãnh tụ Lênin lãnh đạo, và chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết chắc chắn nhất được xây dựng trên nền thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là sự giáo điều, máy móc, mà là sự tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo. Điều này Hồ Chí Minh khẳng định: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn”[7].
Với sự mẫn cảm về chính trị của Người, cách mạng Việt Nam đã bước sang trang sử mới, từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cho đến nay với những thành tựu mang tính chất thời đại, đã minh chứng việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là đúng đắn, phù hợp, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của triết học Mác - Lênin vẫn tiếp tục là nền tảng, lý luận soi đường, định hướng cho những thành công trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam vì chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay nghe nói nhiều về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đời sống, thu nhập cá nhân rất cao, những hình ảnh ấy chúng ta không hề phủ nhận. Tuy nhiên, cần có cái nhìn khách quan, đánh giá toàn diện về chủ nghĩa tư bản, với cách tiếp cận khu vực, thì khu vực trung tâm của chủ nghĩa tư bản một mãng rất nhỏ có được sự phát triển về kinh tế, trung tâm tài chính, khoa học, công nghệ của thế giới. Nhưng lại là nơi gieo mầm cho các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, chiến tranh, khủng bố, an ninh con người bị đe dọa, một trong những hiện tượng khá phổ biến là “xả súng vào trường học”. Ngược lại, khu vực ngoại vi một mãng rất lớn của chủ nghĩa tư bản, thì lại nghèo về kinh tế, thiếu lương thực, ô nhiểm môi trường, sự nô dịch áp bức, dịch bệnh, giáo dục, y tế rất lạc hậu, thực tế đó một lần nữa minh chứng bản chất và sự giới hạn của chủ nghĩa tư bản, và khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Điều này Đảng ta đã khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[8]. Đây là quy luật khách quan của lịch sử loài người, trải qua nhiều thử thách của thời gian và thực tiễn, lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc nghiên cứu lịch sử bằng phương pháp biện chứng vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại của nó, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét