Những ngày đầu tháng 9 vừa qua, nhân cái gọi là sự kiện nhà văn trở cờ Nguyên Ngọc tròn 90 tuổi, mấy anh chị “dân chủ” trong nước lại khuấy động ồn ào bằng loạt bài viết trên blog cá nhân hay các trang mạng chống cộng. Thực ra ở tuổi 90, dẫu vẫn là Chủ tịch Văn đoàn độc lập - một tổ chức ngoài Hội Nhà văn Việt Nam và không được Nhà nước chấp nhận, nhưng tuổi già, mắt mờ, chân chậm và bệnh tật phải ngồi xe lăn nên mức độ “lên sóng” của ông Nguyên Ngọc không còn được như vài năm trước. Và đó chính là lý do để các anh chị “dân chủ” mượn cớ nhằm “lên dây cót” tinh thần cho các thành viên Văn đoàn độc lập hoặc những người ủng hộ tổ chức phi pháp này.
Trên trang blog của Nguyễn Xuân Diện có bài: Nhà văn Nguyên
Ngọc bước vào tuổi 90. Ông tiến sĩ Hán Nôm này đổ một “suối” mỹ từ vào bài viết
của mình: “Nguyên Ngọc lừng lững tạc một chân dung đổ bóng dài trên nền văn hóa
và văn học Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua. Khi đã bảy mươi, tám mươi Xuân, Nguyên
Ngọc - như một gộc cây vẫn vắt kiệt tâm trí để dâng đời những hoa thơm quả ngọt
của trí tuệ, của lòng bác ái, của sự tận tâm… Nguyên Ngọc đã là một biểu tượng
đẹp đẽ của lòng nhân ái, khoan dung, của sự bền bỉ và tận tụy, của sự dấn thân
và hiến dâng những mùa Xuân cho Đất Nước Đứng Lên”.
Quả thực Nguyên Ngọc từng là một chân dung lớn của nền văn học
Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều tác phẩm của
ông từng là “sách gối đầu” của bao thế hệ thanh niên trên đường ra trận; nhiều
tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa môn Văn của chương trình THPT… Nhưng rồi
ông đã quay ngoắt, đã bỉ bôi, phỉ báng vào chính những điều, những con người mà
ông từng trân trọng, tự hào, ngợi ca và làm nên tên tuổi của ông từ những trang
văn được chắp cánh bởi lòng yêu nước. Còn những gì mà Nguyên Ngọc đang gây ra
ngày hôm nay, như tập hợp những người có khả năng dùng nghệ thuật để phản kháng
chế độ, chống lại Đảng, Nhà nước, cổ xúy cho trào lưu sáng tác tự do vô lối…
thì không thể lấy công mà trừ tội được. Vậy nên Nguyễn Xuân Diện ngợi ca Nguyên
Ngọc chính là ngợi ca con đường lầm lạc mà Nguyên Ngọc cùng những văn nghệ sĩ
đu càng theo ông ta mà thôi!
Cùng “sự kiện” này, trang Văn Việt đăng lại bài của Lại
Nguyên Ân - người cách đây không lâu bị cộng đồng mạng “ném đá” vì phản đối thầy
cô giáo gọi trò là “con”. Nhà nghiên cứu văn học này ca ngợi Nguyên Ngọc “Như một
người Anh Cả đáng tin cậy; như một tấm gương dấn thân can đảm. Nguyên Ngọc là
niềm tin, niềm tự hào của chúng tôi!”. Là “nhà nghiên cứu văn học”, không biết
ông Lại Nguyên Ân có biết từ khi trở thành Chủ tịch Văn đoàn độc lập - thực chất
là một nhóm văn sĩ có tư tưởng chống phá Nhà nước Việt Nam, Nguyên Ngọc đã phản
bội lại lý tưởng mà gần hết cuộc đời ông ta và bao người cùng thế hệ đã theo đuổi.
Ông ta ca ngợi Dương Thu Hương, người đã mổ xẻ, khoét sâu những cái xấu xí, hủ
lậu vào thời kỳ “đêm trước đổi mới”, trong khi bao văn sĩ cùng thời vẫn gạn đục
khơi trong, làm đẹp cho đời bằng việc ngợi ca những con người, việc làm tốt đẹp.
Ông ta ca ngợi Dương Thu Hương - kẻ đã kể lể trên các trang mạng chống cộng ở
nước ngoài rằng trong ngày giải phóng miền Nam, bà ta đã “ngồi trên vỉa hè Sài
Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng của mình là đội quân man rợ”. Rồi
khi định cư ở nước ngoài, Dương Thu Hương tiếp tục viết những cuốn sách bôi nhọ
thể chế chính trị của Việt Nam như “Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen”, bôi nhọ Chủ
tịch Hồ Chí Minh bằng cuốn “Đỉnh cao chói lọi”… Lại Nguyên Ân có biết Nguyên Ngọc
đã mượn việc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 để vận động đòi đa nguyên, đa đảng,
đòi đổi tên nước, thay quốc kỳ, thực hiện tam quyền phân lập… làm rối loạn tình
hình chính trị trong nước. Vậy thì ai dám khẳng định Nguyên Ngọc chỉ hoạt động
văn chương đơn thuần mà không có mưu đồ chính trị!?
Trong bút ký “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”, Nguyên Ngọc từng
tâm đắc ghi lại lời nhân vật: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ,
bây giờ có Đảng, có Chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau,
giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội chúng
ta đấy bà con ạ!”. Vậy mà ma đưa lối, quỷ dẫn đường thế nào, từ khi a dua cùng
những thành phần trở cờ chống Đảng, chống lại chế độ rồi trở thành thủ lĩnh Văn
đoàn độc lập, trong các tham luận tại các hội thảo này nọ, Nguyên Ngọc lại đưa
ra quan điểm rằng: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là
những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm
xúc, do tình người của nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị,
bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng”. Nhiều lần,
Nguyên Ngọc phát biểu rằng: “Một trong những chức năng của văn học là thức tỉnh
lương tri của con người”. Vậy mà người ta lại thấy Nguyên Ngọc xuất hiện trong
một clip gồm những văn sĩ trở cờ như Phạm Xuân Nguyên, Lê Hoài Nguyên, Nguyễn
Quang A, Nguyễn Duy… ngồi trà rượu và bình phẩm bôi bẩn hình tượng nữ anh hùng
Võ Thị Sáu bằng những câu chuyện bẩn thỉu và bất kính. Việc làm này không chỉ
gây phẫn nộ với những người kính yêu, ngưỡng vọng người nữ anh hùng mà ngay cả
những người ít quan tâm đến đời sống chính trị, văn hóa cũng khó chấp nhận.
Hãy nhìn 61 gương mặt tham gia Văn đoàn độc lập từ những
ngày đầu, khá nhiều kẻ đã vào tù, ra khám vì lý do làm gián điệp cho nước
ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ… Hầu hết họ đều là những
người có ân oán với dân tộc hoặc bất mãn với chế độ. Thử hỏi, với một tập hợp
những con người bất mãn, phản bội Tổ quốc thế kia; với việc phỉ nhổ vào lịch sử
và phản bội chính mình, Nguyên Ngọc sẽ “thức tỉnh” cái gì mà các nhà “dân chủ”,
các trang mạng chống cộng phải rần rần ngợi ca như vậy!?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét