Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời, là
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề về tư duy lý luận và tư duy hành động, góp phần đưa cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi đến thắng lợi, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…Việc nghiên cứu, tuyền truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
và học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (gọi tắt là
học và làm theo Bác dùng chung cho 3 Chỉ thị) không chỉ giúp cho mỗi cán bộ,
đảng viên, mỗi tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân
hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh, mà còn góp phần trang bị hệ thống
quan điểm và phương pháp cách mạng của Người.
Thông qua việc học tập và làm theo đó, giúp mỗi người nâng
cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác; nâng cao tinh thần độc
lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo; sự tự soi, tự sửa mình và rèn luyện đạo đức, tư
cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Đồng
thời, góp phần nâng cao lòng yêu nước; tinh thần và trách nhiệm phụng sự Tổ
quốc và nhân dân, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một bộ phận cấu thành
trong nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân; tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
Vì thế, việc học tập và làm theo 3 Chỉ thị nêu trên không
phải là công việc một sớm, một chiều mà đó là công việc thường xuyên, liên tục,
suốt đời. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện nhất định, việc tổ
chức sơ kết, tổng kết để đánh giá thành tựu, hạn chế, đề ra giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng của việc học tập và làm theo các Chỉ thị này là cần thiết, có ý
nghĩa thiết thực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Thực tế, đây không phải là lần đầu Phạm Trần mượn một chuyện
liên quan đến tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một phận cán bộ,
đảng viên để bẻ cong mục đích, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện các Chỉ
thị nêu trên. Song việc cho rằng các “dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học
tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu:
Tại sao cứ như thế mãi?” và việc học tập và làm theo 3 Chỉ thị này càng ngày
càng “Tuột dốc mãi” của Phạm Trần thực chất là sự suy diễn thiển cận của cá
nhân. Những kết quả đạt được từ các cuộc vận động chính trị sâu rộng này đã góp
phần quan trọng vào kết quả của công tác công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
đảm bảo để Đảng xứng đáng với vai trò tiền phong là không thể phủ nhận!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét