Vận dụng phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc tu dưỡng rèn luyện xây dựng văn hóa trong chi bộ là việc làm rất cần thiết. Học tập và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình mà khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác và cuộc sống để biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, tập thể lên trên hết và thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với việc làm. Đồng thời, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.
Ứng xử của cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu
Trong quan hệ công tác: tôn trọng, lắng nghe ý kiến của
đồng nghiệp; phối hợp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm lãnh
đạo, quản lý; khách quan, trung thực trong báo cáo, đề xuất, tham gia
đóng góp ý kiến cho công tác tham mưu, quản lý ở lĩnh vực được phân công; chấp
hành sự phân công công tác; gương mẫu về đạo đức, lối sống; kịp thời nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng, khả năng của cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý để bố
trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ phù hợp; phát huy dân chủ, bình đẳng, không phân
biệt đối xử; tạo môi trường và cơ hội để cấp dưới bày tỏ ý kiến, nguyện vọng,
quan điểm; bao dung, tôn trọng và tạo niềm tin đối với cấp dưới; kịp thời động
viên, chia sẽ khó khăn, vướng mắc; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá khách
quan việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn; là tấm gương về đạo đức cách mạng, tác phong, tư duy, bản lĩnh chính
trị; lắng nghe ý kiến của cơ sở để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với công việc: không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong điều
hành; giải quyết công việc đúng quy định; không sách nhiễu, không ưu tiên người
thân, không gợi ý tặng quà; đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; kiên
quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, hối lộ, tham nhũng;
chịu trách nhiệm về kết quả và hạn chế của lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đối với chính mình: Tuân thủ nguyên tắc tự phê bình và phê
bình; thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, tư duy, phong cách của người
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
2.
Ứng xử của đảng viên, công chức nói chung
Trong quan hệ công tác: hợp tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao; chia sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm; tôn trọng, góp ý thẳng
thắn, đúng mực; không phân biệt, xúc phạm danh dự đồng nghiệp; bảo đảm sự đoàn
kết trong cơ quan, đơn vị; có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp với cơ
sở, với các đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ; tôn trọng ý kiến của cơ sở; thể hiện
phong cách mẫu mực của người đảng viên ở cơ quan và trong cuộc sống.
Đối với công việc: Đảm bảo thời gian làm việc đúng quy
định; luôn có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, đơn vị và bản thân;
thực hiện kỷ luật phát ngôn, không nói, viết và làm những việc trái với lợi ích
của Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói và
việc làm sai trái, xuyên tạc, phản động; khi trả lời, phát biểu, bình luận với
các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế mà không được sự ủy quyền của
người có thẩm quyền thì phải nêu rõ việc trả lời đó trên danh nghĩa cá nhân,
không đại diện, nhân danh đơn vị, cơ quan và phải chịu trách nhiệm cá nhân về
những thông tin đó.
Đối với chính mình: Thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm
cá nhân và hiệu quả trong công việc; chủ động cập nhật kiến thức; không ngừng
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc và
sự nghiệp đổi mới; tích cực đổi mới phương pháp công tác.
Ứng xử với đồng nghiệp
Trong quan hệ công tác: thể hiện thái độ đúng mực trong
giao tiếp, ứng xử; cầu thị khi trao đổi ý kiến, thảo luận trong các cuộc họp;
tôn trọng ý kiến và chấp hành quy định của lãnh đạo đơn vị, quyết định của các
cấp lãnh đạo, quản lý; giữ thái độ khiêm tốn khi trao đổi với cán bộ lãnh đạo,
quản lý; có thái độ hợp tác trong giải quyết công việc; giữa các phòng chia sẻ,
giúp đỡ nhau trong công việc; đoàn kết, không gây bè phái, chia rẽ nội bộ; xây
dựng, duy trì sự kết nối giữa các đồng chí trong cơ quan và giữa các thế hệ cán
bộ của cơ quan.
Đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện: Tuân thủ nội quy, quy
chế, quy định hiện hành của cơ quan, đơn vị; có tinh thần, thái độ học tập
nghiêm túc; tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm; chủ động, tích
cực khai thác các nguồn tài liệu phục vụ việc học tập.
Đối với chính mình: thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách
mạng, rèn luyện lối sống, tác phong chuẩn mực; đấu tranh với các tiêu cực trong
học tập và công tác; làm tốt nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ được quan niệm như là
trách nhiệm của con người trước người khác, trước xã hội.
Con người sống trong xã hội có nhiều mối quan hệ, trên
nhiều lĩnh vực, do vậy cũng có nhiều nghĩa vụ khác nhau. Trong các mối quan hệ,
con người có nghĩa vụ với gia đình, có nghĩa vụ với quê hương, với đất nước…
Trên các phương diện, con người có nghĩa vụ kinh kế, nghĩa vụ chính trị, nghĩa
vụ pháp luật. Nghĩa vụ kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, các đối tác phải
thực hiện trách nhiệm của mình
Có thể nói phong cách ứng xử của Bác là một phương pháp,
một phong cách biểu hiện tư tưởng của Bác trong việc xử lý những sự việc cụ
thể, với những con người cụ thể, kể cả đối với bản thân, đối với vật, đối với
việc. Phong cách ứng xử của Bác hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của
cuộc sống. Giá trị văn hoá ứng xử của Bác luôn sống mãi với thời gian, là hành
trang quý giá để mỗi cán bộ, đảng viên vận dụng nhằm xây dựng và duy trì nếp
sống văn hóa trong chi bộ.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phong cách ứng
xử, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với việc làm, các cấp cần tiếp tục đổi
mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên học tập phong cách ứng
xử của Bác. Đồng thời, tự bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Bác nhằm xây dựng duy trì nếp sống văn hóa trong chi bộ. Thực
tiễn cho thấy, dù xã hội có vận động phức tạp như thế nào đi chăng nữa, có trải
qua những bước thăng trầm trong lịch sử, nhưng cuối cùng những cái tốt, những
việc làm tốt vẫn được khẳng định.
VTT
(St)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét