“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản của các thế lực thù địch
nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các
nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự(1). Nhìn lại quá trình
hình thành, phát triển của chiến lược “diễn biến hòa bình”, có thể thấy không
những là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của
các thế lực thù địch, mà còn chịu sự chi phối, tác động trực tiếp của cục diện
quan hệ quốc tế qua các thời kỳ. Ngay từ những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ
XX, khi trật tự thế giới hai cực đối đầu dần hình thành, những tư tưởng về
“diễn biến hòa bình” đã ra đời để hỗ trợ cho các đòn tiến công quân sự là chủ
yếu, nằm trong chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” sự phát triển của chủ nghĩa xã
hội. Theo thời gian, những tư tưởng về “diễn biến hòa bình” tiếp tục được điều
chỉnh và đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa gặp
nhiều khó khăn, nội bộ phát sinh những vấn đề phức tạp, các thế lực thù địch
nhận thấy “thời cơ lịch sử” đã đến và thời điểm này, “diễn biến hòa bình” được
đẩy mạnh thực hiện, phát triển, chính thức trở thành một chiến lược - bộ phận
quan trọng, chủ yếu trong chiến lược toàn cầu “vượt trên ngăn chặn”.
Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực đối đầu bị phá vỡ, lợi thế tạm thời nghiêng về phía các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nhân loại đang dần bước vào thời kỳ hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đây là lúc các thế lực thù địch rút kinh nghiệm, quá trình tiến hành và chiến lược “diễn biến hòa bình” đã có những bước điều chỉnh cơ bản về phương thức, thủ đoạn cho phù hợp với những thay đổi mới của tình hình, khoét sâu thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ yếu thông qua “thẩm thấu hòa bình”, “ngoại giao thân thiện”, hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại... để “hoàn thành nốt mục tiêu” là xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, xác lập lại trật tự thế giới mới do các nước tư bản lãnh đạo, chi phối.
Hiện nay, thế giới đang chứng kiến nhiều sự thay đổi sâu sắc. “Do
tác động của đại dịch COVID-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều
mặt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên
nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các
nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình
hình mới”(2). Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức
tạp, dưới nhiều hình thức mới, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng
rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Hợp tác, cạnh
tranh, sự va chạm, cọ xát, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước,
các trung tâm quyền lực ngày càng gia tăng. Trong cách thức tiến hành, các nước
lớn coi trọng sử dụng “quyền lực thông minh”, kết hợp giữa “quyền lực cứng”
(chỉ huy, cưỡng bức, định đoạt dựa trên sức mạnh kinh tế, quân sự) với “quyền
lực mềm” (khả năng thuyết phục, thu hút, tạo ảnh hưởng dựa trên sự hấp dẫn của
giá trị) một cách uyển chuyển, khôn khéo. Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực
diễn biến phức tạp, khôn lường đó, để thực hiện mưu đồ của mình, các thế lực
thù địch tiếp tục điều chỉnh chiến lược “diễn biến hòa bình” dưới một bộ mặt
mới, ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo quyệt và vô cùng thâm độc.
Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực diễn biến phức tạp, khôn lường đó, để thực hiện mưu đồ của mình, các thế lực thù địch tiếp tục điều chỉnh chiến lược “diễn biến hòa bình” dưới một bộ mặt mới, ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo quyệt và vô cùng thâm độc. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác cao độ.
Trả lờiXóa