Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định, đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu
số là thước đo của sự tiến bộ và phát triển xã hội, coi đó là một nội dung quan
trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội. Đoàn đại biểu Việt nam lên đường đến Thụy Sỹ nhằm bảo vệ Báo cáo quốc
gia thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
(CERD) lần thứ 5 tại Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước ở Geneve. Công ước CERD
ra đời năm 1965, là một trong 9 Công ước quốc tế cơ bản nhằm bảo đảm quyền con
người, quy định các thành viên phải bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt
đối xử đối với mọi thành viên bao gồm cả sự khác biệt về chủng tộc. Hiện đã có
181 quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước này.
Năm 1982, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước
CERD, từ đó đến nay đã có 4 lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi
Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012 và nhận được sự đồng thuận,
đánh giá cao của các quốc gia thành viên. Việt Nam cũng nghiêm túc ghi nhận các
khuyến nghị phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và lợi ích của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta. Trên cơ sở này, Việt Nam đã nội luật hóa, bổ sung nhiều
quy định pháp luật cụ thể, xây dựng, hoạch định chính sách tạo ra một hành lang
pháp lý tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo đảm quyền dân sự chính trị; quyền kinh
tế, xã hội, văn hóa của người dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn
xác định đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số là thước đo của sự tiến bộ và
phát triển xã hội, coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu
trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đóng góp vào thành tựu
chung của đất nước. Trong những năm qua, ấn tượng nhất trong những thành tựu
đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là thành tựu bao phủ bảo
hiểm y tế với gần 100% và đây là một chính sách tốt đẹp, chỉ ở Việt Nam mới có.
Bên cạnh đó là các chính sách trong đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân
tộc thiểu số; quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển 5 trường dự bị đại học
về Uỷ ban Dân tộc quản lý nhằm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho các
trường này để thu hút học sinh dân tộc thiểu số theo học. Việt Nam có hệ thống
gần 400 trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, mở ra cơ
hội phát triển giáo dục đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Việt Nam
là quốc gia thống nhất với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn
14,1 triệu người, sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Khác với
nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh
thổ riêng, sống xen kẽ với nhau. Trình độ phát triển về KT - XH của các dân tộc
thiểu số thường thấp hơn, khó khăn hơn so với dân tộc Kinh. Đây là một vấn đề
do địa bàn cư trú và lịch sử để lại. Mục tiêu của Việt Nam là bảo đảm quyền của
các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các
dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Duyên hải miền Trung. Việt Nam nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc hoặc kích động
thù hằn dân tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động
gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm
cấm, trừng trị nghiêm khắc (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật công chức,
Luật viên chức, Luật Lao động, NĐ88/2015/ND-CP,…)Bên cạnh đó, lợi ích của Việt
Nam khi tham gia công ước CERD là được Ủy ban Công ước hỗ trợ giám sát. Thông
qua “kết luận quan sát”, Nhà nước Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng các trí
thức, luật pháp quốc tế, kinh nghiệm, thực tiễn của các quốc gia thành viên
trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, tăng cường hiểu
biết giữa các quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
việc làm rất đúng đắn
Trả lờiXóa