Đình công là
quyền hợp pháp của công nhân, người lao động khi có tranh chấp lao động với chủ
doanh nghiệp, nhằm đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, đình công
phải tuân thủ các quy định của pháp luật, được công đoàn hướng dẫn, giám sát, bảo
vệ. Nếu không, đình công sẽ trở thành một hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại
cho doanh nghiệp, cho công nhân, người lao động, cho xã hội.
Trong thời
gian qua, một số thế lực thù địch, các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị đã
không ngừng tìm cách kích động, xúi giục công nhân đình công trái pháp luật,
kích động thành lập “công đoàn độc lập” nhằm phá hoại, xuyên tạc, bôi nhọ, gây
rối, chống đối chính quyền, chống đối công đoàn, chống đối Đảng, Nhà nước. Những
âm mưu này có nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau, như:
- Lợi dụng
các vấn đề như lương, thưởng, bảo hiểm, an toàn lao động, môi trường làm việc,
để kích động, xúi giục công nhân đình công trái pháp luật, không tuân theo quy
trình, thủ tục, không tham gia đàm phán, giải quyết tranh chấp, không chấp hành
các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không tuân theo sự hướng dẫn, giám
sát, bảo vệ của công đoàn.
- Lợi dụng
các kênh thông tin trên Internet, mạng xã hội, để tuyên truyền, lan truyền những
thông tin xấu, độc, sai sự thật, bôi nhọ, xuyên tạc, phản động về công đoàn, về
Đảng, Nhà nước, về chủ doanh nghiệp, về xã hội, để gây hoang mang, nghi ngờ, bất
bình, phẫn nộ trong lòng công nhân, người lao động, để kích động, xúi giục họ
đình công trái pháp luật, kích động thành lập “công đoàn độc lập”.
- Lợi dụng
các tổ chức phi chính phủ, các nhóm, cá nhân trong và ngoài nước, để cung cấp
tài chính, vật chất, kỹ thuật, để hỗ trợ, đào tạo, tuyển dụng, củng cố những
người đứng đầu, những người cầm đầu, những người tham gia vào các hoạt động
kích động, xúi giục công nhân đình công trái pháp luật, kích động thành lập
“công đoàn độc lập”.
Trên thực tế,
cùng với sự phát triển của thị trường lao động, quyền đình công cho người lao động
là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Tuy nhiên, việc
đình công cũng có những ảnh hưởng tiêu cực và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng
nề. Ở mức độ khác nhau, đình công làm mất ổn định đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước. Ảnh hưởng xấu đến chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài do tâm lý e ngại của các chủ nhà đầu tư nước ngoài trước tình trạng đình
công kéo dài của người lao động. Đặc biệt, nếu cuộc đình công được tiến hành bởi
người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm trực tiếp phục vụ an ninh - quốc phòng… thì đời sống sinh hoạt
của nhân dân, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của
đất nước càng bị đe dọa.
Đình công làm
ngưng trệ sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu
diễn ra trong thời gian dài ở phạm vi toàn doanh nghiệp, có thể dẫn đến tình trạng
doanh nghiệp không có đủ sản phẩm để cung cấp cho khách hàng, không thực hiện
đúng các hợp đồng đã giao kết và phải gánh chịu thiệt hại về vật chất. Hơn nữa,
trong nhiều trường hợp, do đình công xảy ra nhiều lần hoặc kéo dài dẫn đến uy
tín của doanh nghiệp đối với khách hàng bị giảm sút.
Nếu người lao
động sử dụng quyền đình công nhưng lại đình công bất hợp pháp thì bản thân họ
cũng chịu nhiều thiệt thòi trong thời gian ngừng việc, đặc biệt ảnh hưởng đến
tiền lương, đời sống của họ. Ngoài ra, nếu người lao động gây ra thiệt hại cho
người sử dụng lao động thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nặng hơn thì
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do vậy, người
lao động cần hết sức cảnh giác với những âm mưu kích động đình công gây rối loạn
trật tự xã hội, thậm chí bị hướng lái thành cuộc tập dượt cho cái gọi là “cách
mạng đường phố” chống phá chế độ của các thế lực thù địch. Công nhân, người lao
động cần tỉm hiệu, nắm chắc pháp luật, gắn bó chặt chẽ với tổ chức công đoàn hợp
pháp tại cơ sở để đảm bảo nếu đình công xảy ra là hợp pháp, đảm bảo quyền lợi
chính đáng, được xã hội và chính quyền ủng hộ. Chỉ có khi am hiểu, nắm chắc quyền
lợi, quy định pháp luật, công nhân, người lao động mới có thể bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của
đất nước, hạnh phúc của bản thân và gia đình./.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa