Theo sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt từ
Trung ương đến địa phương, thời gian qua, công tác giáo dục, tuyên truyền về
phòng, chống tham nhũng đã được tăng cường, góp phần thay đổi đáng kể nhận
thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các cơ quan, đơn vị và nhân
dân.
Ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, chủ
trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã được tuyên truyền, quán triệt,
trở thành nội dung cốt lõi trong quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức sinh hoạt chuyên
đề về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên
những biểu hiện của tham nhũng và cách thức phòng, chống phù hợp, hiệu quả.
Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích
cực vào cuộc, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong
phòng, chống tham nhũng; vừa tuyên truyền, vừa tích cực đấu tranh phản bác
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Gần đây, nội dung về phòng, chống tham nhũng đã được lồng
ghép thường xuyên trong các chương trình thời sự, phóng sự chính luận trên các
chuyên mục: Xây dựng Đảng, Đảng trong cuộc sống hôm nay, Đối diện… càng
góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, tạo độ lan tỏa rộng rãi về sự quyết tâm, quyết
liệt và những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng.
Các cơ quan dân cử, các tổ chức chính
trị - xã hội cũng ngày càng phát huy được vai trò to lớn trong giám sát công
tác phòng, chống tham nhũng. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội không chỉ
giám sát thường xuyên tại các kỳ họp mà tần suất giám sát chuyên đề về phòng,
chống tham nhũng cũng được tăng lên. Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm giám
sát nhiều hơn đối với công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương. Mặt trận
Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường giám sát các lĩnh vực
dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân; giám sát
việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên; yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền xử lý các thông tin do báo chí nêu về tham nhũng. Nhân dân
ngày càng tích cực tham gia giám sát, phản biện với hoạt động của các cơ quan,
đơn vị, cán bộ, đảng viên…, phản ánh, tố giác nhiều vụ, việc tham nhũng gây
thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư khẳng định
trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, công tác phòng, chống tham
nhũng giờ đây không còn manh mún, vụ việc nhỏ lẻ nữa mà đã trở thành một phong
trào rộng khắp, thu hút sự hưởng ứng, sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng
viên và nhân dân cũng như của các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước
và trở thành “một xu thế không thể đảo ngược”. V3.
Công tác chống tham nhũng phải triệt để và giải quyết tận gốc
Trả lờiXóa