Cuối
tuần, tôi sang nhà chị gái ăn tối. Bữa cơm vừa xong thì Đức-con trai chị tôi-đi
học thêm về. Cháu “nháy” tôi ra góc sân, nói nhỏ: “May có cậu sang chơi. Nhờ
cậu nói với bố cháu cho cháu được đăng ký học ngành cảnh sát giao thông. Cháu
rất thích mà bố cháu cứ phản đối”.
Biết con trai cầu cứu
tôi nên vừa bước vào nhà, anh rể tôi đã “phủ đầu”:
- Nó lại nhờ cậu về
chuyện đăng ký học cảnh sát giao thông chứ gì? Tôi
không đồng ý đâu. Làm nghề đó khó được mọi người yêu quý.
- Dựa vào đâu mà anh nói
như thế? Có phải từ việc anh bị xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe bữa
trước?
- Đúng! Tuần trước, tôi
qua nhà sếp ăn cơm, chỉ uống một, hai cốc bia. Trên đường về gặp tổ
cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, tôi trình bày là chỉ
uống một chút và nhà cách đây chưa đầy cây số mà mấy cậu ấy không tha. Đã
lập biên bản xử phạt lại còn lên giọng “giáo huấn” nữa. Không để đâu cho hết
tức...
- Các chú công an xử lý
như thế là đúng pháp luật. Nếu thông cảm cho anh thì các trường hợp khác sẽ như
thế nào? Sẽ có trăm nghìn lý do để người vi phạm xin thông cảm. Pháp luật không
nghiêm, không đi vào cuộc sống thì xã hội sẽ rối loạn. Đó là cái cớ để các thế
lực thù địch, đối tượng bất mãn chống phá nước ta, quy chụp rằng pháp luật
Việt Nam có cũng như không. Anh suy nghĩ thế thì sẽ là đối tượng để chúng dụ
dỗ, lôi kéo, chia rẽ đoàn kết giữa công an với nhân dân đấy.
Nghe tôi phân tích, anh
rể hiểu ra nhưng vẫn than thở:
- Trăm cái lý cũng phải
có tý cái tình chứ! Có mỗi cốc bia mà phạt nặng quá. Mất gần 20 triệu đồng nộp
phạt, lại còn bị thu giấy phép lái xe 16 tháng. Trên mạng cũng có ý kiến phản
đối cảnh sát giao thông đấy.
- Em hiểu tâm trạng,
hoàn cảnh của anh. Nhưng anh cũng phải hiểu trách nhiệm của lực lượng công an.
Anh còn nhớ vụ tai nạn giao thông hồi đầu năm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
mà nguyên nhân là do tài xế uống rượu không? Khi ấy, chính anh bảo phải xử lý
thật nghiêm đối tượng lái xe đó còn gì. May mà vừa rồi anh uống cốc bia, đi lại
vẫn an toàn. Đây là bài học đắt giá để mình không tái phạm nữa. Từ nay, nhất
định cả nhà ta “đã uống rượu, bia là không lái xe”.
Thấy tôi nói đúng nhưng
anh rể vẫn vớt vát:
- Nhưng anh vẫn không
thích cháu Đức học cảnh sát giao thông...
- Cháu Đức có xu hướng
nghề nghiệp sớm, lại có cái nhìn đúng đắn, toàn diện là điều đáng mừng. Anh
phải tôn trọng, ủng hộ nguyện vọng chính đáng của cháu. Đằng này, từ chuyện đơn
lẻ anh quay sang “chụp mũ” cho lực lượng cảnh sát giao thông, thậm chí cả ngành
công an. Cán bộ, đảng viên như thế là bị mắc âm mưu "diễn biến hòa bình", dẫn đến “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” đấy anh ạ! Thôi em phải về giải quyết công việc, mai anh em mình
nói chuyện tiếp.
Tôi định bụng hôm sau sẽ
qua nhà nói chuyện, phân tích thêm với anh rể. Nhưng vừa về đến nhà thì cháu
Đức đã gọi điện, giọng vui mừng: “Cậu ơi, bố cháu đồng ý cho cháu đăng ký
học cảnh sát giao thông rồi ạ. Cháu cảm ơn cậu nhiều nhé!”.
Nghe cháu báo tin, lòng
tôi lâng lâng niềm vui vì anh rể tôi đã hiểu...
Sưu tầm
Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” cần có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóa