Khi Pháp tái chiếm Việt Nam, mục tiêu đầu tiên mà Pháp đặt ra là làm thế nào để suy yếu lực lượng kháng chiến của Việt Minh ở Đông Nam Bộ. Pháp ra sức thuyết phục các tướng lĩnh, chỉ huy quân sự tại nơi này. Khi thuyết phục Bảy Viễn thành công, Pháp đặt mục tiêu bằng mọi giá phải thuyết phục Huỳnh Văn Nghệ về dưới trướng. Pháp đã dọn sẵn 100 mẫu ruộng ở khu vực Long An “biếu” ông nếu như ông theo Pháp kèm theo lời hứa sẽ đưa con cái của ông đi du học, định cư ở Pháp… Tuy nhiên, vị thi tướng rừng này cười lớn, nói rằng người Pháp làm gì có đất mà đòi chia, đất đai là của người dân Nam, ông sẽ lãnh đạo người dân lấy lại từng phân đất.
Trước đó, trong giai đoạn 1940 - 1944, Tám Nghệ phải trốn sang Campuchia và Thái Lan để hoạt động cách mạng vì bị Pháp truy quét. Khi ấy, Pháp cũng đã đặt ra một điều kiện là họ sẽ hủy truy nã Tám Nghệ, tặng thêm đất đai, cấp thiếu tá trong quân đội Pháp nếu Tám Nghệ trở về đầu quân cho Pháp. Nếu Tám Nghệ đầu hàng, Pháp sẽ nhờ chính quyền Thái Lan đưa xe đến đón Tám Nghệ về Sài Gòn. Nhưng tất nhiên là Tám Nghệ từ chối.
Tám Nghệ là một con người kiên trung. Năm 1945, ông được giao mang 10 vạn đồng của Xứ ủy Nam Kỳ đi mua vũ khí ở Thái Lan về đánh giặc. Nhưng một chàng trai trẻ mới hơn 20 tuổi đã bị những kẻ mô giới lừa lấy hết tiền. Cần phải biết rằng, chính quyền cách mạng sẽ xử lý các tội tham nhũng rất nặng, nhưng Tám Nghệ nhất quyết không chạy trốn vì ông muốn sống một cuộc đời minh bạch. Thật “may” là khi ông trở về thì Pháp đã tái chiếm Sài Gòn, chính quyền cách mạng phải di tản và ông không thể báo cáo việc này. Rồi 2 tên mô giới đã bị chốt quân của ta bắt giữ khi đang chạy trốn, Tám Nghệ được minh oan và đồng đội ông nói rằng: “Tiền tài Pháp chiêu dụ còn chẳng màng, anh Tám Nghệ chắc chắn sẽ không quay lưng với cách mạng”.
Huỳnh Văn Nghệ là một tướng lĩnh nổi bật và chuyên trị những trận đánh lớn. Năm 1946, ông chỉ huy anh em phòng thủ căn cứ địa Tân Uyên trước hơn 500 lính Pháp và Việt Gian. Năm 1948, trận đánh lớn đầu tiên của quân dân miền Nam tại La Ngà đã khiến quân Pháp sợ hãi. Trước Điện Biên Phủ, đây là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhất, cho thấy miền Nam sẵn sàng đánh Pháp và chia lửa cho chiến trường miền Bắc. Khi ấy, Pháp đã rất cay cú trước cái tên Huỳnh Văn Nghệ. Miền Bắc có Võ Nguyên Giáp thì miền Nam có Huỳnh Văn Nghệ, hai con người chưa từng theo học bất cứ trường lớp quân sự nào.
Chiến khu Đ huyền thoại là nơi đầu tiên mà bộ đội Tám Nghệ tập hợp lực lượng. Tại Tân Tịch - Đất Cuốc, 40 anh em bộ đội Tám Nghệ cũng đã tụ họp với nhau để chống Pháp vào tháng 10/1945. Nơi đây dần trở thành tâm điểm kháng chiến, đầu não cách mạng của miền Đông Nam Bộ, chống lại hàng chục trận càn quét của Pháp và Việt Gian… Chiến khu Đ trở thành một huyền thoại trong kháng chiến sau này, khi là nơi khởi nguồn của những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam…
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Quân đoàn 1 và Quân đoàn 4 cùng xuất phát từ Chiến khu Đ tiến về Sài Gòn. Khi nhìn đoàn quân hùng mạnh chứng kiến giây phút nước nhà hoàn toàn thống nhất và độc lập, Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã rơi nước mắt… Chính ông cũng không ngờ rằng Chiến khu Đ nhỏ bé ngày nào đã trở thành một căn cứ địa hùng mạnh. Đến ngày toàn thắng, phần lớn đồng đội đi cùng ông ngày nào đều hy sinh. Và ông trở về với đồng đội chỉ chưa đầy 2 năm sau do bệnh hiểm nghèo.
Huỳnh Văn Nghệ là một chỉ huy quân sự hiếm hoi được coi là “văn võ song toàn”, đánh giặc giỏi, hoạch định chiến lược xuất sắc và viết thơ cũng rất hay. Năm 23 tuổi, ông đã có những tác phẩm đầu tiên về ý chí phục quốc, không ngại khó khăn gian khổ. Cần biết rằng, khởi điểm của Tám Nghệ là con nhà nông dân ngoại ô, học lực cực kỳ giỏi, được học tại Pétrus Trương Vĩnh Ký. Tại trường, ông cũng luôn là một trong học sinh giỏi nhất về mọi mặt.
"Từ độ mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long".
Đó là những dòng thơ Nhớ Bắc được thi tướng Huỳnh Văn Nghệ viết vào năm 1940, đây cũng là những dòng thơ nổi tiếng nhất ông… Một cuộc đời huyền thoại, bi tráng, nhưng cũng rất đậm chất thơ. Người đời gọi ông là Thi tướng, là người duy nhất vừa là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vừa được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật… Một con người anh hùng trong 4000 năm lịch sử của dân tộc.
“Có mặt nước bốn ngàn năm lịch sử,
Bốn ngàn năm tranh sống với thời gian;
Máu anh hùng tô non sông cẩm tú,
Yêu nước ST.
ông Nghệ đã nói rất chuẩn
Trả lờiXóa