Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

TRẠNG CHẾT CHÚA CŨNG BĂNG HÀ

 

Sau khi Mỹ và NATO phát động cấm vận, cô lập Nga; thậm chí là phá vỡ tất cả các nguyên tắc, luân lý như tịch thu tài sản của người Nga ở nước ngoài; thậm chí là cấm vận cả bóng đá, các môn thể thao và cả những cuộc thi của chó, mèo...thì giờ đây người Nga đã đáp lễ một cách rất sòng phẳng. Đúng như các cụ nhà ta hay nói: Trạng chết Chúa cũng băng hà - Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn. Những cú đấm thôi sơn của Nga:

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và NATO sẽ phá vỡ thị trường tài chính toàn cầu trong ngắn hạn, gây thiệt hại lớn đến các lợi ích kinh tế phương Tây và điều này đã được chứng minh sau khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT, nhiều nước châu Âu cũng lao đao. Nếu nhìn về dài hạn, thậm chí còn nhiều lý do hơn để lo ngại. Trong khi lịch sử cho thấy rằng tác động của các cú sốc địa chính trị đối với thị trường có xu hướng ngắn hạn thì những hậu quả ngoài ý muốn về lâu dài của việc tiến hành cuộc chiến tài chính toàn lực chống lại Nga có thể rất nghiêm trọng đối với các lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Mỹ và NATO cấm vận và trừng phạt Nga toàn diện thì người Nga cũng chẳng sợ gì mà không đáp lễ. 500 máy bay được các nước phương Tây cho mượn, hiện thành của Nga. Mỹ trừng phạt ngành xuất khẩu dầu của Nga sẽ có những “hậu quả tai hại” cho thị trường năng lượng toàn cầu, giá xăng dầu và nhiên liệu leo dốc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Mỹ, Anh, Đức, Pháp…và những nước có nền kinh tế phát triển thấm đòn rất rõ. Bằng chứng rõ nét nhất là Mỹ đã tự hạ nhục mình khi cử phái đoàn sang Venezeula để đàm phán mua xăng dầu. Thế nhưng Venezeula là người anh em thân cận của Nga, nếu không có Nga và Putin thì Tổng thống Nicolas Maduro và chính quyền của ông đã bị Mỹ lật đổ để đưa Juan Guaido thân Mỹ lên thay. Do đó Venezeula có bán thì cũng chỉ bán cầm chừng. Thủ tướng Anh chịu mối nhục Quốc thể khi sang Ả rập Xê Út, đón tiếp ông ta không chỉ là một phó tỉnh trưởng bé nhỏ và Ả rập Xê Út nói không với thỉnh cầu của ngài Thủ tướng tóc rối bời Boris Johnson.

Quốc hội Đức đang chia rẽ vì các lệnh trừng phạt Nga. Người dân của nhiều nước châu Âu bắt đầu tổ chức biểu tình phản đối lệnh trừng phạt Nga khi mà giá xăng dầu, khí đốt và hàng hóa tăng cao, dân châu Âu bắt đầu thấm đòn. Những nước nắm giữ xăng dầu nhiều nhất như Venezeula, Iran…và tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ… lại thân Nga hoặc không ủng hộ cấm vận Nga. Vậy nên dù Mỹ cấm vận thì Nga cũng chẳng thiếu thị trường tiêu thụ. Về lâu dài thì chính Mỹ và châu Âu mới thiệt hại mạnh nhất.

Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh, Nga sẽ chuyển các khoản thanh toán khí đốt bán cho các quốc gia không thân thiện thành đồng rúp. Tổng thống Vladimir Putin nói. Tổng thống lưu ý rằng "không có ý nghĩa gì nếu cung cấp hàng hóa của chúng tôi cho EU và Hoa Kỳ và nhận thanh toán bằng đô la và euro." Tóm lại, Nga làm thế là để cứu đồng Rúp, tránh mất giá dẫn đến lạm phát. Nếu các nhà nhập khẩu mua đồng rúp, họ cần bán ngoại tệ. Nghĩa là, trước khi trả cho Nga bằng đồng rúp, họ phải mua những đồng rúp này ở đâu đó. Có những cách thức khác nhau nhưng nhin chung thì châu Âu phải chấp nhận mua đồng rúp, đổi USD hoặc EURO, trao đổi hàng hóa, thậm chí là mua đồng Rúp từ các tỷ phú Nga kiểu giá chợ đen. Đây là đòn đánh trực diện vào nền kinh tế châu Âu. Biện pháp như vậy có thể dẫn đến sự gia tăng nguồn cung ngoại tệ trên sàn giao dịch tiền tệ của Nga. Việc chuyển đổi thanh toán bằng đồng Rúp làm cho nhu cầu đối với đồng rúp từ bên ngoài gia tăng, do đó hệ thống tiền tệ của Nga được hỗ trợ.

Kể từ đầu cuộc chiến, có 4 triệu dân Ukraine đã sang châu Âu và con số này chưa phải là cuối cùng. Châu Âu đang gồng mình trước thời giá tăng cao lại phải lo cho 4 triệu người nơi ăn chốn ở. Mồm thì ủng hộ Ukraine kiểu “hãy đánh với Nga đến người Ukraine cuối cùng, vinh quang thuộc về Ukraine nhưng thực chất là họ đang lo sợ, cố tình không cho người Ukraine nhập cảnh ở một số nước. Ukraine trước đây có diện tích gấp đôi Việt Nam, dân số 44 triệu người. Thế nhưng hiện nay, 4 triệu người đã ra nước ngoài, 4 triệu người đã thành công dân Dobass và những người mất trong chiến tranh. Hiện Ukraine chỉ còn khoảng 35 triệu dân, đất nước bị tan hoang, thụt lùi hàng thập kỷ…Nga chỉ thiệt hại trước mắt nhưng họ có lợi lâu dài, cho muôn đời sau. Sau cuộc chiến, có lẽ ông Putin sẽ cám ơn Mỹ và NATO và chính Ukraine vì đã “tạo điều kiện” cho họ có thêm đất, thêm dân.

Bài học từ các nước nhỏ sống bên cạnh nước lớn, cha ông ta rất anh minh. Ngày xưa luôn giao hảo với người Trung Quốc để chung sống hòa bình, vì bách tính dân sinh. Chỉ khi người phương Bắc vô cớ mang quân xâm phạm giang sơn bờ cõi thì mới chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Kết thúc chiến tranh, ta và họ lại làm hòa, vì bách tính của hai nước. Chúng ta không bao giờ gây hấn với gã hàng xóm khổng lồ. Việt Nam ngày nay đã kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông ta, chúng ta chẳng theo phe nào cả, chỉ theo chân lý, lẽ phải. Bác Hồ dạy “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Độc lập, tự do, hạnh phúc và chủ quyền, lợi ích quốc gia là bất biến. Khôn khéo trong các mối quan hệ để tranh thủ sức mạnh của thời đại là ứng vạn biến. Đó là kế sách muôn đời để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không mơ hồ, ảo tưởng rằng có thế lực nào đó sẽ giúp ta chống lại thế lực khác. Không bao giờ./.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét