Thực tế cho thấy, bản chất cách mạng, tính tiền phong và năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn là
nhân tố cơ bản quyết định, bảo đảm Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ khả năng để chống tham
nhũng hiệu quả.
Theo báo cáo của TI, trong lúc tình hình không được cải thiện hoặc tồi tệ hơn ở 86% các quốc
gia trong bảng xếp hạng thì chỉ số CPI của Việt Nam liên tục được cải thiện. Việt Nam là một
trong những quốc gia có tiến bộ nổi trội, với 42 điểm, tăng tới 9 điểm kể từ năm 2018.
Đó là kết quả của cả một quá trình PCTNTC rất quyết liệt do Đảng ta lãnh đạo. Với nhận thức,
tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, Đảng ta xác định đấu tranh PCTNTC là
một việc làm cần thết, tất yếu, hợp lòng dân và xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, tiếp nối
kết quả từ những nhiệm kỳ trước, Đại hội XIII của Đảng đề ra phương châm: “Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động
mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”.
Dấu ấn nổi bật là việc Bộ Chính trị quyết định bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo cả công tác phòng,
chống tiêu cực. Từ đây, cuộc đấu tranh PCTNTC bước sang giai đoạn mới, đi vào chiều sâu, gắn
kết chặt chẽ hơn giữa “xây” và “chống”, giữa PCTNTC với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ngay sau
đó, Ban chỉ đạo đã quyết định đưa một số vụ việc tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo, qua đó, các
cơ quan chức năng đã làm rõ, xử lý nghiêm hành vi tiêu cực của nhiều cán bộ, đảng viên.
Công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Các
cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, khởi tố, điều tra, xử lý nhiều vụ
án tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trên diện rộng, trong các
lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu
vực nhà nước và ngoài nhà nước. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, các cơ quan tiến hành
tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra hơn 7.800 vụ án, hơn 15.200 bị can về tội tham nhũng,
chức vụ, kinh tế. Vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á đến nay đã khởi tố 30 vụ án, 109 bị can (trong
đó 25 địa phương đã khởi tố 28 vụ án, 71 bị can); vụ án xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm đã khởi
tố 80 vụ án, 613 bị can tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 98 trung tâm và chi cục đăng kiểm; vụ án
xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã khởi tố 54 bị can...
Qua xử lý các sai phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực đã xử lý trách nhiệm chính trị của
người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong lĩnh vực được phân công
quản lý, phụ trách theo đúng nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người
đó là ai”. Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, cho thôi
giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương
quản lý. Các địa phương đã bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ
sau khi bị kỷ luật. Đảng ta đã “nói đi đôi với làm”, chống tham nhũng, tiêu cực đã “tắm từ trên
đầu xuống”, không phải chỉ “tắm từ vai xuống” như có ý kiến băn khoăn, lo lắng thời gian trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét