Bác bỏ luận điệu xuyên tạc mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ mang tính nguyên tắc giữa sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước với quyền làm chủ của nhân dân.
Do đó, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chính là cơ sở khoa học để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về mối quan hệ này.
Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ chủ đạo, là cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Chính vì vậy, mối quan hệ này luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc.
Thời gian qua, các luận điệu xuyên tạc mối quan hệ này thường tập trung vào các khía cạnh: (1) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, cho rằng “Đảng không có vai trò lãnh đạo Nhà nước”, Đảng lãnh đạo Nhà nước là “Đảng đứng trên Nhà nước”, “bao biện, làm thay, lấn quyền Nhà nước”; “Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật”; (2) Phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước, phủ nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (3); Phủ nhận vai trò làm chủ của nhân dân, cho rằng “Đảng độc đoán, chuyên quyền, phi dân chủ”...
Phiên bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII/Ảnh minh họa/ TTXVN |
Những luận điệu sai trái, xuyên tạc nêu trên là vô căn cứ, bởi lẽ:
Thứ nhất, thực chất mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là cơ chế vận hành, quyết định hiệu quả sự vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam.
Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ giữa các chủ thể chính của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Các chủ thể của mối quan hệ này thống nhất về mục tiêu và lợi ích. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của hệ thống chính trị và các đoàn thể chính trị-xã hội đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, bảo đảm cho nhân dân được quyền làm chủ.
Nhân dân làm chủ là một nhân tố không thể tách rời trong cơ chế tổng thể này, vừa là mục tiêu cao nhất khi triển khai thực hiện cơ chế đó trong thực tiễn. Nhân dân tin tưởng và trao quyền lãnh đạo xã hội cho Đảng để Đảng thực hiện khát vọng tự do, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước và ủy quyền, ủy nhiệm cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, thay mặt mình thực thi quyền lực nhà nước. Do vậy, Nhà nước với tư cách Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có trách nhiệm bảo đảm để mọi công dân thực hiện tốt nhất các quyền cơ bản của mình theo quy định của pháp luật.
Do vậy, hiệu quả thực sự của sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là bảođảmquyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng thông qua việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ hai, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ phản ánh mang tính quy luật biện chứng, thể hiện nội dung lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới chính trị của Đảng ta.
Trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, có sự phân vai rõ ràng giữa các nhân tố. Trong đó, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội và nhân dân.
Với Nhà nước, Đảng thực hiện sự lãnh đạo về chính trị đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Giới hạn quyền lực của Đảng là lực lượng lãnh đạo, có nghĩa Đảng không phải là Nhà nước, không làm thay công việc của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện trong toàn xã hội. Đảng xây dựng chủ trương, đường lối theo nguyên tắc tập trung dân chủ, còn Nhà nước thì cụ thể hóa, thể chế hóa các nhiệm vụ do Đảng đề ra.
Với nhân dân, Đảng thực hiện sự lãnh đạo và tổ chức để nhân dân làm chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đảng lãnh đạo nhân dân thông qua Nhà nước chứ không phải lãnh đạo với tư cách là một chủ thể độc lập ở ngoài hay ở trên Nhà nước, bằng mệnh lệnh, quyền uy chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan nhà nước. Không có Nhà nước, không thông qua Nhà nước thì Đảng không thể nào lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đảng lãnh đạo nhân dân là để nhân dân phát huy vai trò và thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội. Việc phát huy vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và làm chủ của nhân dân luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm cho Đảng thực sự là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội và nhân dân.
Nhà nước quản lý là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm quyền lực được phân công và phối hợp thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, hiệu quả, theo nguyên tắc: Nhà nước sinh ra để phục vụ nhân dân. Nhà nước quản lý, thực hiện quyền lực của mình, về thực chất, cũng là thực hiện quyền lực của nhân dân đã ủy quyền cho Nhà nước, từ đó, Nhà nước sẽ hiện thực hóa các quyền, ý chí, nguyện vọng của nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công việc quản lý đất nước và xã hội.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN; bằng việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành pháp luật, chương trình, kế hoạch hoạt động và quản lý xã hội. Sự quản lý của Nhà nước không trái với chủ trương, đường lối của Đảng. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước có mối liên hệ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
Như vậy, Đảng, Nhà nước không có lợi ích tự thân, sứ mệnh của Đảng, Nhà nước là phục vụ nhân dân; cán bộ, đảng viên, công chức là công bộc, “đầy tớ” của nhân dân.
Nhân dân làm chủ là trung tâm của mối quan hệ này. Nhân dân làm chủ thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Dân chủ đại diện là việc nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của mình. Đây là hình thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.Thông qua các hình thức dân chủ này mà nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét