Các thế lực thù địch, phản động thời gian qua vẫn cố gieo rắc quan điểm sai trái cho rằng: Chế
độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tham nhũng; tham nhũng là thuộc về bản chất
của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chỉ khi nào ở Việt Nam bỏ chế độ độc đảng lãnh đạo,
thực hiện chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ.
Trước hết, tham nhũng là căn bệnh do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra. Có nhà
nước là có nguy cơ sinh ra căn bệnh tham nhũng, không phân biệt nhà nước đó là xã hội chủ
nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đi theo thể chế chính trị đa đảng hay một đảng. Chỉ khi quyền lực
được kiểm soát chặt chẽ với cơ chế quản lý, phòng ngừa đồng bộ, ngày càng hoàn thiện thì
quyền lực sẽ không thể bị lạm dụng, tình trạng tham nhũng sẽ được kiểm soát và hạn chế tối đa.
Như vậy, chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham
nhũng và cũng không phải là không thể chống được tham nhũng.
Thực tế là, ở các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng, tham nhũng vẫn cứ hoành hành. Báo cáo
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2022, do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) vừa công bố
đầu năm 2023 cho thấy, trên thế giới không có quốc gia nào không có tham nhũng, không nhà
nước nào là hoàn toàn minh bạch, trong sạch. TI sử dụng thang điểm từ 0 đến 100 để phản ánh
quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh đánh giá về tình trạng minh bạch và hiệu quả
công tác phòng, chống tham nhũng của mỗi quốc gia, trong đó điểm số 0 là rất tham nhũng và
điểm số 100 là rất trong sạch. Quốc gia có điểm số cao nhất thế giới trong bảng xếp hạng này là
Đan Mạch với số điểm 90, Phần Lan và New Zealand cùng đứng thứ hai với số điểm 87. Cũng
trong bảng xếp hạng này, Nhật Bản và Vương quốc Anh cùng xếp thứ 18 với số điểm là 73, Hoa
Kỳ xếp thứ 24 với số điểm là 69, Hàn Quốc xếp thứ 31 với số điểm là 63. Như vậy, từ báo cáo
trên thì các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về phòng, chống tham nhũng vẫn không hoàn toàn
trong sạch và minh bạch. Những quốc gia luôn tự đề cao như một hình mẫu về dân chủ và tinh
thần chống tham nhũng thì vẫn có chỉ số chống tham nhũng khá khiêm tốn.
Nếu ai đó cho rằng, thực hiện chế độ đa đảng sẽ tạo ra phép màu để triệt tiêu được tham nhũng là
hoàn toàn sai lầm. Việt Nam chúng ta đứng thứ 80 trong bảng xếp hạng 180 quốc gia, vùng lãnh
thổ về chỉ số CPI. Như thế, có 100 quốc gia, vùng lãnh thổ xếp dưới chúng ta trong bảng xếp
hạng này. Mà trong đó, đại đa số quốc gia này theo chế độ đa đảng. Vậy tại sao các quốc gia,
vùng lãnh thổ có hệ thống chính trị đa đảng phái vẫn có hiệu quả phòng, chống tham nhũng kém
Việt Nam?
Như thế có thể thấy hiệu quả phòng, chống tham nhũng không phụ thuộc vào chế độ một đảng
lãnh đạo hay chế độ đa đảng mà phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống pháp luật, năng lực quản
trị của Nhà nước và phẩm chất của cán bộ, công chức. Sẽ thật ngây thơ khi ai đó tin rằng, cứ có
đa đảng thì sẽ có sự kiểm soát quyền lực tốt hơn, dẫn tới triệt tiêu tham nhũng. Tại những quốc
gia đa đảng phái thì vẫn luôn có sự thỏa thuận quyền lực của các đảng phái đại diện cho giai cấp
thống trị xã hội. Dù có bao nhiêu cuộc bầu cử thì quyền lực nhà nước vẫn không thoát khỏi sự
thống trị của các đảng phái này. Vì thế, tại các quốc gia đó, nguy cơ và thực tế tham nhũng vẫn
luôn là thách thức hiện hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét