Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

 LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ CỦA LŨ CUỒNG NGÔN

Sau gần 40 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ đem lại thế và lực cho đất nước trên trường quốc tế. Ấy vậy mà, có những kẻ mang trong mình dòng máu Việt, nói tiếng Việt lại không hề muốn điều tốt đẹp ấy đến với Việt Nam. Chúng đã đưa ra những đánh giá không đúng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền rằng “Việt Nam không đáp ứng được những tiêu chuẩn căn bản về quyền của người lao động" và kêu gọi Hoa Kỳ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. 

Chúng ta khẳng định rằng, những quan điểm trên là hoàn toàn sai trái và vô giá trị bởi lẽ nó không phải ánh đúng thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng. 

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế thị trường cụ thể ở Việt Nam, vừa có đầy đủ các đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường của mọi quốc gia trên thế giới đang phát triển, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với đặc điểm, định hướng phát triển của Việt Nam. Không có một nền kinh tế thị trường nào là hoàn hảo kể cả ở các nền kinh tế phát triển nhất thế giới hiện nay như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức… và đương nhiên kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng còn tồn tại nhưng hạn chế có thể kể đến như việc phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội… Tuy nhiên, qua gần 40 năm đổi mới, thì mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam đã chứng tỏ những ưu thế trước kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được duy trì ở mức cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng của nền kinh kế được cải thiện. Giai đoạn 1986-2023, mức tăng trưởng trung bình khoảng 6.5%/ năm, quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2023, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD). Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 355 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỷ USD; Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển, vốn đăng ký tăng 32%, vốn thực hiện tăng 3%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2023, cao nhất từ trước đến nay; và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức quốc tế đánh giá đứng 46/132 nước được xếp hạng.

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 của Chính phủ xuống còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước); có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hầu hết các xã nông thôn mới đều có đường ô-tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và mạng điện thoại. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tỷ lệ đô thị hóa đã đạt khoảng 43%; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cả nông thôn và đô thị, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông, bưu chính viễn thông đều có bước phát triển mạnh mẽ; đã đưa vào sử dụng nhiều sân bay, bến cảng hiện đại, hơn 1.900km đường cao tốc và phủ sóng rộng rãi mạng 4G, 5G

Chất lượng dân số Việt Nam được cải thiện nhiều mặt. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2023 đạt 0,726 và thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao, nhất là so với các nước có trình độ phát triển cao hơn. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2014; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng 20 lần trong gần 40 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có gần 99% số người lớn biết đọc, biết viết. Bên cạnh đó, Việt Nam đã mở rộng diện bảo hiểm y tế cho toàn dân, đạt mức 93,35%, trong đó, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiệm y tế miễn phí; đồng thời, tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn... Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. 

Đây là một số ví dụ cho thấy rằng chính sự phát triển mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển của Việt Nam so với thế giới, đồng thời tạo ra cơ sở gắn kết giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam. Đến nay, có 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bao gồm các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mới nhất, Vương quốc Anh đã có Thư chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ, mặc dù chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam nhưng lại xác định Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện. Điều này cho thấy, Hoa Kỳ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và việc Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ mang đến lợi ích cho cả 2 quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Chắc chắn rằng, chính phủ Hoa Kỳ cũng luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, và những “hội đoàn kêu gọi Hoa Kỳ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam” cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng mà thôi. Còn những kẻ mượn ý kiến của những “hội đoàn” kia làm cái cớ để hạ thấp uy tín, vị trí quốc tế và làm chậm bước tiến của Việt Nam cũng chỉ là những con rối làm mua vui cho chúng mà thôi. 

Sáng mãi niềm tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét