Hiện nay, giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến tiến trình phát triển lâu
dài của đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn
định. Nội dung, chương trình nặng lý thuyết, nhẹ về thực hành, chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo chưa cao. Vẫn còn các vụ bê bối trong thi cử, trong quan hệ của giáo viên, bạo lực học
đường... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà
nước ta.
Chúng lợi dụng triệt để những tồn tại, hạn chế của nền giáo dục và đào tạo, đưa ra những luận
điệu phủ nhận rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do sai lầm trong đường lối của Đảng,
sự quản lý yếu kém của Nhà nước, cần phải thay đổi nền giáo dục và đào tạo ở nước ta. Xuyên
tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và
đào tạo; thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo ở nước ta,
hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Mục tiêu của
chúng là phủ nhận những đóng góp to lớn của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo. Thực tế chứng minh, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có ở mọi quốc gia, mọi nền giáo
dục, ngay ở các nước phương Tây và Mỹ cũng không tránh được những hiện tượng này. Việc vi
phạm pháp luật trong tuyển sinh ở một số địa phương như Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang những
năm trước đã có pháp luật giải quyết, không được lợi dung để bôi nhọ thanh danh của một số
đồng chí lãnh đạo và đưa thêm các địa phương khác đang rất nghiêm túc, rất minh bạch trong
công tác này.
Xuyên tạc do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng cho nên chương
trình, nội dung nặng nề và chúng đòi bỏ phần giáo dục lý luận chính trị. Mục đích cao nhất, có
tính chiến lược của chúng là nhằm làm cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xa rời, từ bỏ mục
tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xa rời, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tức là làm cho ta từ bỏ nền tư tưởng - vũ khí tinh thần, từ bỏ thế giới quan,
phương pháp luận khoa học, kim chỉ nam cho mọi hành động. Thực chất, bất cứ nền giáo dục
nào cũng đều phải hướng đến mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực có lý tưởng, vì dân tộc, vì quốc
gia mình trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét