Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

LUÔN CẢNH GIÁC “CÁCH MẠNG MÀU, CÁCH MẠNG ĐƯỜNG PHỐ”


Mới đây tại một quốc gia Nam Á với khoảng 170 triệu dân đã xảy ra một cuộc biểu tình bạo lực mà đâu đó bóng dáng của “Cách mạng màu” được tái hiện trong các cuộc biểu tình bạo lực do tầng lớp sinh viên, thanh niên lãnh đạo.
Vâng, đó chính là cuộc biểu tình bạo loạn tại đất nước Bangladesh làm hàng trăm người thiệt mạng, nhiều nhà cửa bị phá hủy, đất nước tê liệt, Tổng thống Bangladesh tuyên bố giải tán quốc hội, thủ tướng từ chức và chạy sang Ấn Độ, quân đội “quay lưng” chính phủ, mở đường cho một chính phủ lâm thời và tổ chức bầu cử mới ra đời. Đáng nói, tất cả những gì được gọi là “biểu tượng” lịch sử, niềm tự hào của Banglades đều đã bị người biểu tình phá hủy.
Như một sự trùng lặp, lực lượng chính và khơi mào cho các cuộc biểu tình vẫn là thanh niên và sinh viên Banglades, điều đã từng diễn ra tại các cuộc cách mạng sắc màu ở các nước Liên Xô, Đông Âu, cách mạng mùa Xuân Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông. Với tình hình bất ổn về chính trị, lũng đoạn của nền kinh tế, chắc chắn một tương lai không mấy tươi đẹp còn chờ Banglades ở phía trước và chắc mùa Xuân còn lâu mới tới đất nước này.
Trông người thì ngẫm đến ta, các cuộc “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố”, “mùa xuân ả rập”,… chúng không chừa bất cứ một quốc gia nào nhất là chúng luôn dòm ngó các nước theo Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chúng đều dùng các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị có tính chất nhằm lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới được các thế lực phản động hậu thuẫn. Do đó, công tác giáo dục truyền thống, lịch sử cho người dân nói chung, đặc biệt lứa tuổi thanh niên, sinh viên và giải quyết công ăn, việc làm cho lứa tuổi thanh niên, sinh viên là quan trọng tới mức nào!
Hãy luôn cảnh giác bởi có những thế lực vẫn lăm le kích động “cách mạng màu tại Việt Nam”.
St
Có thể là hình ảnh về 2 người và đài kỷ niệm
Tất cả cảm xúc:
1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét