Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng
Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng
Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt
nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời
cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi
Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và
khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc.
Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô
cùng nguy hiểm”.
Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh
của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi
nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền
Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội
An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông,
Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa
thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên
Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các
chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét