Đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập là một khuynh hướng tổ chức đời sống chính
trị-xã hội xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 với xu hướng tuyệt đối hóa sự đa dạng,
đối kháng của các đảng chính
trị. Chế độ đa đảng là hệ thống mà ở đó có
nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc
lập hay liên minh với nhau.
Lịch
sử chính trị thế giới cho chúng ta một số bài học để thấy rằng hệ thống đa đảng
đối lập nhiều khi không dẫn các quốc gia theo con đường này đến hòa bình, ổn
định và phồn vinh, mà ngược lại nó dẫn đến sự bất hòa, phân lập, thậm chí là tê
liệt của bộ máy công quyền. Trở lại bối cảnh lịch sử của nước Đức cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20. Nước Đức thời kỳ này tồn tại nhiều đảng phái chính trị, mỗi
đảng đại diện cho những lợi ích xã hội được xác định rõ ràng, tranh giành quyền
lực và lợi lộc từ quyền lực, thỏa hiệp và ký kết thỏa hiệp với nhau khi nào có
thể. Sự chia rẽ trong đời sống chính trị không chỉ dẫn đến hậu quả đau đớn cho
Đức vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà hiện vẫn còn dẫn tới sự bất ổn chính
trị, làm gia tăng nghèo đói và bạo loạn ở nhiều nước trên thế giới.
Nhìn
lại cuộc cách mạng “mùa xuân Ả Rập” diễn ra năm 2011 cho thấy điều đó. Phân hóa
giàu nghèo, tham nhũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự nổi dậy lật đổ chính
quyền tại một loạt quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng sau khi lật
đổ chính quyền, điều mà người dân trông chờ là một nền chính trị ổn định, ít
tham nhũng, quan tâm đến đời sống của đại đa số người dân, những gì mà các thế
lực bên ngoài rao giảng đã không được thực thi trên thực tế. Thay vào đó là sự
tranh giành quyền lực giữa các đảng phái và thế lực chính trị. Cho đến hiện
tại, ở các quốc gia này, không có một đảng chính trị hay một lực lượng chính
trị nào đủ mạnh để có thể thống nhất, lãnh đạo đất nước khiến xã hội vẫn chưa
đi vào ổn định và phát triển.
Thể
chế đa đảng với cách thức tổ chức cho phép các đảng đối lập phản đối chính sách
của đảng cầm quyền nhằm thực hiện dân chủ, nhưng nghịch lý của nó là khiến
chính phủ trở nên phân rã và chia rẽ. Sự phân cực chính trị làm phân tán nguồn
lực và các chính sách đem lại lợi ích cho đa số người dân thường sẽ khó được
thực thi. Bởi khi không nắm chính quyền, các đảng chính trị sẽ có nhiệm vụ là
tìm mọi cách phê phán chính sách của đảng đối lập; mục đích chính của việc làm
này không phải là để có tiếng nói phản biện nhằm làm cho chính sách được thực
thi một cách tốt hơn mà là để giành giữ lá phiếu cho đảng mình trong các lần
bầu cử tiếp theo.
Nhìn
vào đời sống chính trị của các quốc gia tổ chức theo chế độ đa đảng đối lập,
chúng ta sẽ thấy các đảng chính trị để tranh giành quyền lực, họ không dựa trên
lợi ích của đông đảo người dân nhằm giải quyết các vấn đề mà xuất phát từ lợi
ích của đảng phái, thậm chí là lợi ích cá nhân hẹp hòi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét