Đồng chí Nguyễn Phú Trọng mất đi nhưng hình ảnh một Tổng Bí
thư hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân sẽ còn sống mãi trong mỗi chúng ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vĩnh biệt dương gian lúc 13 giờ 38 ngày 19/7. Ngay sau đó, một số kẻ xấu phát tán trên mạng xã hội rêu rao “Cái chết của người đốt lò có nhiều tình tiết bất ngờ”, “Là người đốt lò nhưng ông lại chính là cây củi cuối cùng”...
Thậm chí, chúng còn vẽ ra một cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng
Cộng sản từ cái chết của một nhà lãnh đạo Đảng, cho rằng đây là “người cộng sản
cuối cùng”, “Sau khi ông Trọng qua đời, một câu hỏi lớn đặt ra là đường hướng của
Việt Nam sẽ ra sao?”... Kẻ xấu táng tận lương tâm đem “nghĩa tử là nghĩa tận”
ra xuyên tạc, kích động nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, gieo rắc hoài nghi trong xã hội.
Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện hiển nhiên của con người cũng
là quy luật của tạo hóa. Sau thời thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước,
tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia
đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng
đã từ trần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được
tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 25 và 26/7. Đây là nghi thức tang
lễ cao nhất ở Việt Nam, nghĩa là cả nước để tang. Trong 2 ngày quốc tang, các
cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui
chơi, giải trí công cộng.
Linh cữu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bảo quản tại
Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông), an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch
(cùng ở TP Hà Nội). Lễ viếng, lễ truy điệu được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc
gia, Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện
Đông Anh, TP Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường
thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người thứ hai trong lịch sử Việt
Nam từng đảm nhiệm ba vị trí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội,
sau cố lãnh đạo Trường Chinh. Ông cũng là Tổng Bí thư đầu tiên đứng ra mời và
đón tiếp nguyên thủ các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga đến thăm Việt Nam. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, ở cương vị công tác nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cũng luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và nhân
dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, sống giản dị, không
màng quyền lực. Ông luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, đưa đất nước ta có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng
trở thành nhà lãnh đạo ưu tú của thời đại, có uy tín lớn trên trường quốc tế,
được thế giới biết đến và tôn vinh.
Mỗi người dân không nên tin theo những kẻ chà đạp lên đạo lý
để xúc phạm đến anh linh Tổng Bí thư, mà biến đau thương thành sức mạnh, kế thừa
di nguyện, đoàn kết phấn đấu, vững bước tiến lên, xây dựng Việt Nam đạt được mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng
mất đi nhưng hình ảnh một Tổng Bí thư hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân sẽ còn
sống mãi trong mỗi chúng ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét