Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

TẠI SAO CẦN TĂNG CƯỜNG LAN TỎA THÔNG TIN TÍCH CỰC TRÊN INTERNET?

 Chủ động lan tỏa thông tin tích cực thực chất là việc chủ động đăng tải, chia sẻ các thông tin tốt,

thông tin chính thống, thông tin có tính định hướng dư luận xã hội để lan tỏa những thông tin tốt,

hình ảnh đẹp, những câu chuyện mang giá trị nhân văn, người tốt việc tốt nhằm tạo ra xu hướng

tích cực trên báo chí, Internet, mạng xã hội, từ đó “cạnh tranh”, “lấn át” các thông tin tiêu cực,

thông tin xấu, độc, góp phần định hướng dư luận xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trước đây, khi công nghệ thông tin, truyền thông xã hội chưa phát triển, báo chí chủ yếu sử dụng

phương thức chuyển tải thông tin đơn chiều, áp đặt, chưa có sự tương tác với công chúng. Ngày

nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là truyền thông xã hội

đã kết nối thế giới đến từng cá nhân, làm cho việc tiếp cận thông tin không còn độc quyền như

trước. Thay vào đó, mọi người sử dụng mạng xã hội đều tham gia vào quá trình tương tác, phản

biện, cung cấp, chia sẻ thông tin như những “nhà báo” độc lập tạo ra môi trường thông tin đa

chiều với nội dung thông tin phong phú, đa dạng. Trong truyền thông xã hội, tuổi thọ của thông

tin thường rất ngắn, do đó thông tin phải bảo đảm tính mới, gắn với thực tiễn đời sống xã hội và

được nhiều người quan tâm. Đây là điều kiện rất thuận lợi để chúng ta có thể sử dụng các trang

tin, tài khoản mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin tốt, thông tin tích cực nhằm “phủ xanh”

thông tin tích cực trên Internet, mạng xã hội, “giải độc” kịp thời các thông tin tiêu cực, xấu, độc,

sai trái, thù địch.

Internet, mạng xã hội ngày nay đang trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, phần

tử xấu sử dụng tuyên truyền các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền

tảng tư tưởng của Đảng. Trung bình mỗi năm các đối tượng đã sử dụng các tiện ích, ứng dụng


trên Internet, mạng xã hội đăng tải, tán phát hàng trăm ngàn tin, bài viết, video clip có nội dung

sai trái, thù địch, xấu, độc hại trên không gian mạng. Trong đó, chúng tập trung tuyên truyền

xuyên tạc, công kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là đường lối đổi mới, chính sách đối

nội, đối ngoại, quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế; phủ nhận lịch sử và

thành quả cách mạng; xuyên tạc, phủ nhận chế độ XHCN và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam; bôi nhọ hình ảnh, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam; bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo

Đảng, Nhà nước; cổ vũ, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” theo tiêu chí tư

sản phương Tây; tuyên truyền sai lệch về tình hình Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân

chủ”, “nhân quyền”, đàn áp tôn giáo, đàn áp dân tộc thiểu số; tán phát tin giả, thông tin sai sự

thật, thông tin chưa được kiểm chứng...

Những luận điệu trên không chỉ gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang, hoài nghi trong dư

luận mà còn tác động, ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội, đến đạo đức, lối sống, nhân

cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, để ngăn chặn, đẩy lùi thông tin

xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bên cạnh

việc ngăn chặn, triệt phá, xóa bỏ thông tin xấu, độc, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần

phải chủ động tăng cường tuyên truyền thông tin tích cực, thông tin chính thống, thông tin có

tính định hướng dư luận xã hội trên các cơ quan báo chí, Internet, mạng xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét