Obama, vị tổng thống nổi tiếng với bàn tay ấm, người khi vừa mới nhậm chức chưa lâu đã ẵm ngày cái giải Nobel hòa bình. Chính vì ẵm cái giải này sớm quá cho nên cả 2 nhiệm kỳ, trong suốt 8 năm trời cầm quyền, Obama đã dội bom xuống 7 quốc gia với số vụ không kích nhiều gấp 10 lần dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, trung bình 71 quả bom được ném xuống mỗi ngày!
Dưới nhiệm kỳ của Obama cuộc cách mạng màu ở Bắc Phi, Trung Đông diễn ra cùng những hậu quả sâu sắc của những dân tộc, đất nước bị ăn phải bả dân chủ. Đơn cử, Obama bắt tay Gaddafi bằng bàn tay ấm và sau đó, Obama cho ném bom đất nước này, lật đổ chính phủ hợp pháp và khiến Gaddafi ch.ết trong tức tưởi.
Cho đến ngày nay, sau gần cả chục năm thì ảnh hưởng của Obama đối với tiến trình lịch sử thế giới hiện đại vẫn xảy ra khi mà tại Banglades, một cuộc cách màu lại vừa diễn ra mà người đứng đầu cuộc cách mạng màu đó là Muhammad Yunus, vừa từ Pháp trở về để tiếp quản chiếc ghế Thủ tướng lâm thời, theo yêu cầu của nhóm biểu tình, một người “bạn” của Obama. Cùng với đó, thủ lĩnh của nhóm sinh viên nổi loạn là Nahid Islam, một người từng được Học bổng Obama.
Đây là một chiêu bài không mới trong cách mạng màu khi Mỹ nuôi dưỡng lực lượng đối lập nhất là trong tầng lớp học sinh, sinh viên. Những người mà độ nhiệt huyết có thừa nhưng nhận thức chính trị lại chưa sâu sắc. Nhất là khi những nhận thức này bị phá từ gốc rễ bởi lối sống, cách suy nghĩ thực dụng cùng bùa bả “dân chủ” phương Tây.
Nhắc đến Học bổng Obama thì khi nhận được học bổng này, nhiều gia đình Việt Nam rất tự hào về độ tài năng của con cháu nhà mình mà quên đi mất rằng nguy cơ họ đánh mất chính con cháu mình là rất cao.
Đơn cử như trường hợp Trần Hoàng Phúc ở Việt Nam. Sau khi nhận được học bổng Obama, năm 2016, khi B.Obama sang thăm Việt Nam, Phúc đã có vinh dự được gặp mặt trò chuyện cùng Obama với tư cách là thành viên của nhóm "Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á - YSEALI". Một năm sau, Phúc bị bắt vì tội phản động, chống phá nhà nước XHCN Việt Nam.
Phúc là 1 trong 3 sinh viên Việt Nam nhận được học bổng Obama và bị bắt với tội danh chống phá đất nước. Nhìn rộng ra trong khu vực thì phong trào của các thủ lĩnh sinh viên đều đã trải qua những học bổng tương tự ví như "Học bổng YSEALI" của Mỹ (Tại Hong Kong là Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Trần Hạo Thiên hay ở Indonesia là Fuad Wahyudin, Shahrul Aman Shaari...).
Mỹ là ông trùm tư bản, sử dụng vốn, quay vòng vốn thì tư bản Mỹ là cáo già, lão luyện thế nên chẳng phải tự dưng, Mỹ tự bỏ tiền túi ra để làm cho các thế hệ trẻ nước khác giỏi lên, tốt lên. Mỹ đang muốn dành ra một miếng pho mát để xây dựng được một thế hệ lãnh đạo tương lai của nhiều đất nước trên thế giới, một thế hệ thân Mỹ, phục tùng lợi ích của nước Mỹ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét