Thời gian qua, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước ra sức chống phá, xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều.
Các thế lực thù địch còn
cho rằng, phải có sự chuyển hướng, “xoay trục” phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam, theo nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, vì kinh tế thị trường
vốn là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản,
không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị
trường thì chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, “nước với lửa”, tạo
thành “đầu Ngô mình Sở”, chỉ mang đến những thất bại. Chúng suy diễn rằng,
dường như Việt Nam đã, đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo
hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng
sự điều tiết của thị trường, mặc dù vẫn tuyên truyền bằng cách sử dụng các từ
ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Những luận điệu trên thực
chất là mưu đồ đen tối, cố tình xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; gây tâm lý hoài nghi, dao động,
thiếu niềm tin trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến
sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Đây là những luận
điệu hết sức phản khoa học, không có cơ sở
lý luận và thực tiễn cần được bác bỏ:
Thứ nhất, phê phán, bác bỏ luận điệu cho rằng, không thể
có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, luận điệu trên đồng nhất kinh tế thị trường
với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cho rằng, chỉ có một loại kinh tế thị
trường là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đây là luận điểm sai lầm.
Kinh tế thị trường là sản
phẩm của văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự tồn tại,
vận động, phát triển của mình. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
kinh tế chưa phát triển, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên việc phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết, nhằm giải
phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực để phát triển, từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã
hội.
Hai là, sẽ là sai lầm khi cho rằng, các quy luật của
kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đối lập nhau, loại
trừ nhau.
Nền kinh tế thị trường phải
vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, như quy luật cạnh tranh, giá
trị, cung - cầu,… trong đó quy luật giá trị là trung tâm, cơ bản của kinh tế
thị trường.
Từ thực tiễn quá trình đổi
mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về cơ bản đã
hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc
tế, vai trò của Nhà nước về quản lý kinh tế đã được đổi mới, như quản lý bằng
luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực
kinh tế của Nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục hạn chế của cơ
chế thị trường,…
Thứ hai, phê phán, bác bỏ luận điệu cho rằng, có sự
chuyển hướng, “xoay trục” về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch, phần
tử cơ hội chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân và điều tiết kinh tế
bằng các quy luật của thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa là sai lầm, chưa thấy
hết được những nguyên tắc, bản chất, nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam trong từng giai đoạn cũng như trong cả chặng đường. Luận điệu này là phi
thực tiễn và chưa hiểu bản chất và nội dung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam khi đồng nhất một nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của một giai đoạn,
một bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội với toàn bộ mục tiêu chung, mô hình
tổng quát và nguyên tắc, bản chất trong cả chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Mặt khác, việc xác định một
nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa không chỉ dựa vào
tiêu chí về sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân hay sự điều tiết của thị trường mà
còn phải dựa vào tiêu chí về mục tiêu phát triển nền kinh tế là vì ai, giai
cấp, tầng lớp nào; nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế đó là gì; quá trình
hình thành, phát triển nền kinh tế đó như thế nào; ai là người chủ thực sự của
nền kinh tế đó?... Do vậy, giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn
bản và điểm khác biệt rõ nhất là, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai cấp tư sản, còn trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, người làm chủ là toàn thể
nhân dân có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Thực tiễn hơn 35 năm đổi
mới, phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu
vực và trên thế giới; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động
được nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát
được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng
kể; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu
tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện…
Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới
nổi thành công nhất thế giới; là điểm sáng trên toàn cầu trong việc thực hiện
thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Những kết quả đó
là minh chứng thuyết phục, tự nó đanh thép phản bác lại những luận điệu xuyên
tạc, sai trái, thù địch về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét